Tâm sự của
một người viết
Cung Thị Lan
Một người đàn ông đứng tuổi tâm sự
với tôi rằng người vợ đầu của ông và ông ly dị vì sự phá rối của người chị ruột
của ông. Cũng bởi người chị ruột của ông nói xấu vợ ông với ba mẹ của ông mà
tình cảm của vợ ông với gia đình ông và tình cảm của riêng họ sứt mẻ dần. Họ đã
bất hòa, cãi vả với nhau rất nhiều lần cho đến khi quyết định chia tay. Ông nói
rằng sau khi ly dị, ông nhận rõ sự mâu thuẫn
giữa chị dâu em chồng là nguyên nhân của sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình ông nhưng ông không hề thố lộ chuyện này với ai. Ông còn nói rằng ông không hề trách móc chị ruột của ông bởi vì ông quan niệm vợ thì ông có thể kiếm được người khác nhưng chị em ruột hay cha mẹ ruột thì ông chỉ có một. Ông chứng minh rằng ông đang có đời sống êm đềm, hạnh phúc với người vợ thứ hai của ông trong lúc vẫn còn mối quan hệ bạn bè thường tình với người vợ đầu tiên, người đàn bà sau khi ly dị cho đến nay vẫn còn độc thân.
giữa chị dâu em chồng là nguyên nhân của sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình ông nhưng ông không hề thố lộ chuyện này với ai. Ông còn nói rằng ông không hề trách móc chị ruột của ông bởi vì ông quan niệm vợ thì ông có thể kiếm được người khác nhưng chị em ruột hay cha mẹ ruột thì ông chỉ có một. Ông chứng minh rằng ông đang có đời sống êm đềm, hạnh phúc với người vợ thứ hai của ông trong lúc vẫn còn mối quan hệ bạn bè thường tình với người vợ đầu tiên, người đàn bà sau khi ly dị cho đến nay vẫn còn độc thân.
Tôi bàng hoàng khi nghe câu chuyện
kể vì điều ông thố lộ hoàn toàn trái ngược với điều ông nói với tôi sau khi coi
cuốn sách Hai Chị Em của tôi. Lúc
đó, ông nói với tôi rằng ông chưa bao giờ thấy một người em chồng đối với chị
dâu như tôi tả. Chau mày nghĩ ngợi nhưng tôi đã điềm tĩnh nói với ông rằng:
“Cháu hiểu bác tiết lộ chuyện như thế này với cháu hôm nay do một sự tình cờ chớ không ai muốn kể chuyện như vậy với người
không phải trong gia đình. Nếu bác ghi lại những điều bác vừa kể với cháu với
những chi tiết rõ ràng để chia xẻ những kinh nghiệm mà bác trải qua với người
khác thì người đọc truyện của bác sẽ gọi bác là nhà văn. Khi bác dùng bút pháp
đặc biệt làm rõ mục đích câu chuyện và người đọc học hỏi được những điều bác nhắn
gởi trong truyện thì người ta sẽ gọi bác là nhà văn có tài... nhưng cháu biết
bác sẽ không viết ra những điều bác vừa mới tâm sự với cháu bởi vì bác muốn bảo
vệ danh dự gia đình của bác. Giống như bao người khác, họ có biết bao chuyện éo
le, ngang trái và bi thảm nhưng họ không bao giờ chia xẻ cùng ai cũng chỉ vì muốn
bảo vệ danh dự của chính họ hay những người thân của họ.”
Ông cười và nói rằng tôi thông
minh, lý luận rất đúng. Còn tôi, tôi đã kết thúc cuộc đối thoại bằng đề tài
khác vì tôi không muốn nói thêm những gì mình đang nghĩ quanh chuyện viết của
tôi và những vấn đề liên quan. Đó là chuyện bất ngờ ngoài dự định, sở thích
không mục đích, và những vui buồn khi tôi trở thành một người viết thực thụ. Những
điều mà tôi tâm sự trong những giòng chữ sau đây:
Tôi đã không hề thích làm văn sĩ
ngay từ khi tôi bắt đầu viết những bài tập làm văn trong thời tiểu học. Từ những
bài tập làm văn trong
năm học lớp Ba như tả cái cặp,
con chó, cây chuối, cây dừa, và mẹ của em, tôi cảm thấy viết là một sự gò bó,
khuôn khổ và mẫu mực. Bài nào cũng loanh quanh trong phạm vi mở bài, thân bài
và kết luận. Bài nào cũng tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ ngoại diện đến
phẩm chất, từ các xấu đến cái tốt, cái tiêu cực đến tích cực và và bài học lợi
ích hoặc ý nghĩa.Vượt qua sự nhàm chán, tôi đã thử phóng viết tự do theo ý mình trong thời gian học trung học. Kết quả là mỗi
khi nhận bài trả từ các giáo sư Việt Văn, tôi luôn có một câu phê giống y nhau
rằng: “Câu văn dài dòng, luộm thuộm!”
Biết làm sao hơn khi tôi không hề thích lối viết
ngắn ngủn. Tôi thường có cảm tưởng những
dấu phẩy và những dấu chấm là sự nhát gừng của người ngần ngừ không muốn trả lời
hay không muốn nói một cách suông sẻ và mạch lạc. Lúc đó, tôi đã tự bảo vệ mình
bằng cách không viết ra giấy mà chỉ viết trong đầu. Nếu viết ra giấy thì chỉ là những tờ giấy
trong nhật ký chứ tôi không bao giờ nghĩ mình gửi bài cho bất kỳ Bích Báo hay Đặc San nào. Tôi sợ rằng
sau khi đọc thơ văn của tôi, độc giả
trở thành nhiều giáo sư Việt Văn với nhiều câu phê bình mà tôi từng có: “Văn dài dòng và luộm thuộm.”
trở thành nhiều giáo sư Việt Văn với nhiều câu phê bình mà tôi từng có: “Văn dài dòng và luộm thuộm.”
Tôi không muốn trở thành văn sĩ
/nhà văn còn bởi vì tôi thấy đời sống của nhà văn/ văn sĩ thường bị tò mò và
xoi mói bởi những người xung quanh. Đời sống họ không còn được tự nhiên nếu
không nói là tội nghiệp: Nhất cử nhất động của họ đều bị theo dõi và phê bình.
Tôi tự nghĩ tại sao phải đem cái khổ vào thân như vậy? Làm người bình thường,
không viết văn, không làm thơ, không gửi bài, không ai biết đến tên tuổi thì
đâu phải bị dòm ngó? Đâu phải giữ kẽ, e dè? Hơn nữa làm văn sĩ hay thi sĩ thì
có được lợi lộc gì mà cứ phải viết cặm cụi như làm các bài luận văn rồi chờ các
giáo sư Việt Văn “không lương”phê bình ? Những người bạn trong lớp C (Ban Văn
Chương thời trước năm 1975) chê tôi khùng điên khi nghe những câu hỏi ngớ ngẩn này của
tôi. Họ nói thơ văn tô điểm thêm cuộc đời thơ mộng, ghi dấu những kỷ niệm đẹp
thời học sinh và làm tươi mát cuộc đời của con người. Hơn thế nữa, khi văn
chương lên đến tuyệt đỉnh, văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng sẽ được trọng vọng, và tên
tuổi của những người này sẽ được lưu danh đến ngàn đời, sao lại nói không
thích?
Nghe lời bạn bè, mặc dù chưa thực sự
viết thơ văn chuẩn mực, chưa có thơ văn
để gửi cho tòa soạn nào và cũng chưa được nhà xuất bản nào phát hành sách, tôi
đã tưởng tượng mình là nhà văn nổi tiếng,
và mơ mộng về những thành công của nhà
văn nổi tiếng. Thế nhưng, sau một hồi tưởng tượng và mơ mộng, tôi đã khư khư với
ý nghĩ ban đầu là không bao giờ thích làm văn sĩ hay thi sĩ. Nguyên do từ những
câu trả lời cho những câu hỏi mà tôi tự đặt cho tôi. Nếu khi còn nhỏ tí teo,
tôi hỏi mẹ tôi rằng “Má ơi, ai sinh ra má vậy ?” ,“Là bà ngoại
con chớ ai !” ,“ Ai sinh bà ngoại vậy
má?”, “Là bà cố!”, “ Ai sinh bà cố vậy
má?”, “Là bà sơ !”, “Ai sinh bà sơ vậy má ?”, “ Là bà sít !”, “Ai sinh
bà sít vậy má?”, “ Là bà... mà mày hỏi
làm gì hỏi hoài vậy ?”, “Dạ con muốn biết ai là người đầu tiên trên trái đất này sinh ra má con mình thôi đó mà !”....thì lúc
bấy giờ, tôi tự hỏi rằng “Nếu mình là
nhà văn và được nổi tiếng thì sao?”, “Thì mọi người sẽ đọc hết tất cả sách của mình và biết tên mình chớ
sao!”, “ Nhiều người biết tên mình, thì sao?”, “Thì khi mình chết, tên mình vẫn
còn sống bởi những người còn sống đang đọc sách mình chớ sao!”, “Những người
còn sống đọc sách mình, nhắc nhở tên mình rồi sao nữa?”, “Rồi những người đọc
sách mình hết còn nhắc nhở tên mình vì họ
sẽ chết nhưng họ sẽ lưu sách của mình lại cho con họ đọc!”, “Rồi con của những
người đọc sách mình chết nữa thì sao?”, “Thì con của con của những người đọc
sách mình chết đó đọc!”, “Rồi con của con của những người đọc sách mình chết,
nghĩa là cháu của những người đọc sách mình chết, chết nữa thì sao ?”, “Thì chắt
của những người đọc sách mình chết đọc!”, “Rồi chắt của những người đọc sách
mình chết, chết nữa thì sao?”, “Thì chít của những người đọc sách mình chết đọc
!”, “Rồi chít của những người đọc sách mình chết, chết nữa thì sao?”, “Thì chút
của những người đọc sách mình chết đó đọc!”, “Rồi hết thảy con, cháu, chắt,
chít, chút của những người đọc sách của mình chết, chết hết thì sao ?”, “Thì
không ai biết tên mình cả!”, “ Như vậy có nghĩa là làm nhà văn hay nhà văn nổi
tiếng hay không nổi tiếng cũng chỉ là hư danh mà thôi ! Có khi đến đời con của
người mê đọc sách của nhà văn nổi tiếng không muốn đọc sách của nhà văn nổi tiếng
cùng thời với cha mẹ họ, thì sự lưu danh sẽ bị cắt đứt một cách ngọt xớt.... thế
thì tại sao mình phải khổ cực viết sách để làm nhà văn làm gì ?” Với lý luận
như vậy mà tôi không hề viết bài, và không
hề gửi bài cho các bích báo của lớp của
trường chớ đừng nói chi đến việc
tơ tưởng đến các danh xưng văn sĩ hay nhà văn.
Mặc dù tôi chưa bao giờ nghĩ hoặc
chưa bao giờ mơ mình sẽ trở thành nhà văn, văn sĩ hay thi sĩ nhưng tôi thích viết. Tôi đã viết
hàng ngày trong đầu mình và ghi lại những gì xảy ra trong trí mình những sự việc
đáng nhớ và cảm nghĩ của mình trước những sự việc xảy ra quanh tôi. Tôi thường
xuyên tâm tình với ý nghĩ của mình và ghi lại những gì xảy ra trong nhật ký của
tôi. Tôi đã giấu kỹ những cuốn nhật ký nhưng có lúc lại muốn chia xẻ ý nghĩ của
mình với những người quanh tôi. Tôi nghĩ giá như tôi mạnh dạn cho mọi người biết
những ý nghĩ thật của mình, biết những gì mình đã trải qua, biết đâu tôi chia xẻ
kinh nghiệm của mình cho người có cùng tình trạng để họ phản ứng hay hơn tôi, hạn
chế những thiệt thòi mà tôi mắc phải đồng
thời có được đời sống tốt đẹp hơn đời sống của tôi. Bản thân của tôi cũng đã học nhiều
kinh nghiệm từ những gì ghi trong sách vở. Chúng là những người bạn tốt giúp
tôi mở mang kiến thức và cho tôi nhiều bài học bổ ích trong việc hiểu biết hoàn
cảnh khác biệt của mọi người, thông cảm và tôn trọng sự khác biệt ấy. Tôi đã ứng
dụng những kiến thức trong sách vở vào đời sống hàng ngày của mình và nghiệm rằng
cuộc sống của mình thành công đối với việc ứng phó với những nghịch cảnh xung
quanh mình. Từ kinh nghiệm này, tôi muốn lưu lại những gì tôi đã trải qua cho
người đọc, mà người gần nhất là các em Hướng Đạo. Tôi đã thực hiện dự định của
mình bằng lối viết đơn giản, dễ hiểu và đúng với trình độ đọc tiếng Việt của
các em. Tôi muốn biến những cuốn sách của mình là hành trang trong cuộc sống của
các em nhưng tôi đã ngần ngừ chuyện phát hành bởi vì tôi hình dung được cảm
giác mất mát của mình khi phải tung ra những chuyện tôi giấu kín hàng bao năm
trời.
Là người yêu bí mật, tôi không muốn
ai biết những gì mình đang giấu kín. Viết về một mối tình câm, về một cuộc tình
đuổi bắt, một sự hoang tàn, một sự tuyệt vọng, một cuộc sống nghèo hèn, sự đối
xử không công bằng trong gia đình là niềm đau xót khôn nguôi. Làm sao có thể giải
thích cho những người đọc hiểu được tâm trạng của người viết đang trang trải những
niềm đau xót trên những trang giấy bằng những giọt nước mắt hơn là mực viết.
Làm sao có thể cho mọi người hiểu được sự thố lộ những gì có tính cách riêng tư
là sự bày tỏ chứ không phải là sự đánh đổi hai chữ nhà văn. Tuy nhiên, sự ra đời
nào cũng do số phận và sự an bài của thượng đế. Những bản thảo như những cuốn nhật ký nằm im trong
tủ ngỡ sẽ ra đời bất ngờ khi chủ nhân của chúng đi vào chốn vĩnh hằng. Ngờ đâu,
chúng đã xuất hiện một cách vội vã. Nguyên nhân vì em gái ruột của tôi, người
mà tôi nghĩ sẽ là người đầu tiên bất ngờ đọc những điều bí mật của tôi sau khi
tôi không còn trên cõi đời, bị chứng bệnh hẹp cơ tủy xương cổ. Tình trạng sức
khỏe nguy kịch của em gái tôi khiến tôi quyết định phát hành cuốn sách đầu tiên
của mình. Sự phát hành không có một sự thuận lợi nào khi tôi đang ở trong tình
trạng thất nghiệp và không hề quen biết một nhà văn, nhà thơ hay một nhà xuất bản
nào ở Hải Ngoại. Có lẽ kỳ vọng và tin tưởng khả năng của tôi, một họa sĩ trong
nước, tại Việt Nam, đề nghị sẽ giúp đỡ
tôi trong việc phát hành sách. Ngoài chuyện vẽ hình bìa sách ông còn hết lòng
giúp tôi làm người đại diện ký giao kèo với
một nhà xuất bản có uy tín trong
nước. Ông nói rằng nhà xuất bản này đã xuất bản rất nhiều sách của miền Nam Việt
Nam trước năm 1975 ngay cả những chuyện kiếm hiệp của Kim Dung. Tôi vui vẻ ưng
thuận với tâm trạng tin tưởng tuyệt đối vào sự cởi mở và đổi mới trong nước.
Việc xuất bản cuốn sách đầu tiên tưởng
sẽ được tiến hành trong thuận lợi, người đại diện ký giao kèo cho tôi biết là Nhà
xuất bản Thông tin Văn hóa, nơi kiểm duyệt các tác phẩm văn chương trong nước,
yêu cầu tôi đổi hai chữ Việt Cộng bằng ba chữ Giải Phóng Quân thì cuốn sách Nha Trang Dấu Chân Kỷ Niệm của tôi mới
có thể xuất bản trong nước. Nghe xong những lời này, tôi đã tức tốc yêu cầu người
đại diện xóa bỏ hợp đồng với nhà xuất bản mà ông ta đã ký giao kèo. Tôi nói rằng
những gì tôi ghi lại là những gì tôi chứng kiến khi Việt Cộng tấn công Nha
Trang vào năm 1975 chớ tôi không hề biết chữ giải phóng quân là gì. Trong tâm
trạng bàng hoàng, tôi cho ông biết rằng tôi không ngờ có sự thỏa hiệp kỳ lạ giữa
nhà xuất bản và bộ phận kiểm duyệt văn hóa thông tin như thế, rồi tôi khẳng định
rằng tôi sẽ không bao giờ đổi trắng thành đen. Đến lúc đó, tôi nhận rõ vai trò
quan trọng của người viết trong sự bảo vệ tính trung thực và cũng từ lúc đó tôi
không còn có ý nghĩ sẽ giao kèo với bất
cứ nhà xuất bản nào trong nước. Để bảo vệ tính trung thực của quyển sách của
mình, tôi đã tự phát hành, và phát hành vội vã đến độ không kịp biên tập.
Những quyển sách của tôi ra đời một
cách rất đột ngột nhưng tôi đã cố gắng hết mức trong vai trò của người tự xuất
bản. Tôi đã cố gắng chuyển chúng đến tay người đọc sớm chừng nào hay chừng nấy
vì ngại rằng sẽ có những cuốn sách với tên mình với những sự việc xảy ra cho mình
bằng những tên gọi bịa đặt. Sự cố gắng của tôi nhằm để bảo vệ sự thật nhưng vì
gấp rút, cuốn sách đầu tay của tôi đã có khá nhiều lỗi chính tả. Bất kể nội
dung cuốn sách trung thực thể nào, khuyết điểm của phần hình thức khiến tôi không hề nghĩ cuốn sách mình được độc giả
chấp nhận là một tác phẩm chuẩn mực. Ngạc nhiên thay, tôi đã được sự ủng hộ của
rất nhiều độc giả; không những các em Hướng Đạo, mà còn là những người có học vị
khá cao, các phụ huynh, các trưởng Hướng Đạo, bạn bè và người quen. Họ cho rằng
Nha Trang Dấu Chân Kỷ Niệm có giá trị
như một tác phẩm lịch sử bởi vì nó đã trung thực ghi lại những gì xảy ra trong
những thời gian trước và năm 1975.
Dù là người mới tập tễnh bước vào
khu vườn văn chương, tôi hình dung được những phản ứng khác nhau của người đọc
đối với các tác phẩm của mình. Tôi đón nhận những ý kiến khác nhau cho kinh
nghiệm của mình nhưng tôi đã chán nản khi tôi thấy những thái độ của những người
nhạy cảm quá khích hay những lời phán
đoán không chính xác về nội dung. Đó là những người chỉ đọc lướt qua vài trang
đầu, đọc sơ sài vài trang sách hay không hề đọc chữ nào trong những cuốn sách của
tôi.Trong khi tôi đang bỡ ngỡ trước những lời khen về trí nhớ siêu việt, tính
trung thực của ngòi viết của mình thì tôi thấm thía những phản ứng của vài người bà con cho rằng tôi mạ lỵ danh giá của
đại gia đình. Điều này làm tôi cảm thấy nỗi đau của mình to lớn hơn khi thấy rõ
tâm ý của một số người. Vì danh giá và danh dự, con người chỉ muốn che đậy những
điều tiêu cực, phủ nhận công lý để nuôi dưỡng những bất công tiếp tục diễn biến
từ đời này đến đời khác. Sự dửng dưng, lạnh
lùng và giận hờn của một số người làm tôi cảm thấy đau xót. Tôi làm sao có thể
giải thích cho họ hiểu những nghịch cảnh ghi ra trên giấy là niềm đau khôn
nguôi của tôi. Những giòng chữ trên những trang sách của tôi không phải chỉ bằng
mực mà với rất nhiều nước mắt. Tôi làm sao nói cho họ hiểu rằng những đứa bạn gần
gũi với tôi vào thời niên thiếu đã phán với tôi rằng: “Mày là con nhà văn nương
tay!” Như vậy, phải chăng: Viết sách đối với tôi không phải là phương sách chờ
đợi một danh xưng, sự giải tỏa hay xoa dịu. Viết sách đối với tôi cũng không phải
là hình thức nhằm phỉ báng, mạ lý hay bêu xấu cá nhân nào. Thời gian sẽ làm
sáng tỏ rằng: Viết sách đối với tôi là một hình thức nghệ thuật chuyển tải ý tưởng
đến người đọc trong tinh thần khách
quan.
Có lúc, tôi nghĩ rằng người đàn ông
có kinh nghiệm bản thân về hậu quả của sự xích mích giữa chị em dâu với chị em
chồng nhưng không ghi lại những điều ông trải qua trong sách là người may mắn.
Chữ may mắn có vẻ dị hợm khi ông đã mất hạnh phúc gia đình, và con cái của ông
đã phải sống trong cảnh xa cha gần mẹ hay gần cha xa mẹ nhưng dù sao ông đã
không bị mất tình cảm của ba mẹ và các chị em gái của ông. Nhờ tâm huyết bảo vệ
danh dự của gia đình, mà ông không bị tẩy chay, biệt lập hay ruồng bỏ bởi những
người thân trong đại gia đình của ông. Tuy nhiên, nếu tất cả mọi người trên đời
không hề đề cập đến những tiêu cực của những sự việc quanh mình thì e rằng
chúng ta khó lòng thấu hiểu, thông cảm hay học tập kinh nghiệm trong thế giới
không hoàn hảo của loài người.
Với duyên nghiệp và sở thích, tôi
đã tiếp tục viết cho dù những tác phẩm của tôi cho tôi nhiều lời khen tiếng chê
của độc giả. Qua bình luận của nhiều người tôi nhận thấy rằng hiếm có người đọc
kỹ
sách của tôi. Có lẽ do thời gian hạn chế nơi xứ người, hiếm có người đọc sách kỹ như đã từng. Ngoài ra, qua những lăng kính màu khác nhau, những lời khen ngợi hay phê bình thường là kết quả từ các kinh nghiệm cá nhân hay môi trường cuộc sống mà người đọc trải qua. Hiểu được điều đó, tôi đã không từ nan việc chờ đợi người hiểu rõ điều tôi muốn nhắn nhủ trong những đứa con tinh thần của tôi. Để tạo điều kiện cho độc giả trong nước đọc các tác phẩm của mình, tôi đã gửi chúng vào trang Việt Nam Thư Quán. Dù không được hoa lợi trong việc viết sách nhưng tôi đã được những lời góp ý và bàn luận chân thật của những độc giả sau khi đọc các tác phẩm của tôi. Đã có nhiều lời góp ý của độc giả trong nước làm tôi rất cảm động. Thương cảm nhất là khi tôi đọc lời bàn bạc trong phần góp ý của độc giả rằng “Dù được các tác giả ở Hải Ngoại cho coi sách miễn phí trên mạng nhưng em cũng phải trả tiền giờ cho các dịch vụ vi tính.” Với câu nói này thì lợi nhuận có đáng là bao?
sách của tôi. Có lẽ do thời gian hạn chế nơi xứ người, hiếm có người đọc sách kỹ như đã từng. Ngoài ra, qua những lăng kính màu khác nhau, những lời khen ngợi hay phê bình thường là kết quả từ các kinh nghiệm cá nhân hay môi trường cuộc sống mà người đọc trải qua. Hiểu được điều đó, tôi đã không từ nan việc chờ đợi người hiểu rõ điều tôi muốn nhắn nhủ trong những đứa con tinh thần của tôi. Để tạo điều kiện cho độc giả trong nước đọc các tác phẩm của mình, tôi đã gửi chúng vào trang Việt Nam Thư Quán. Dù không được hoa lợi trong việc viết sách nhưng tôi đã được những lời góp ý và bàn luận chân thật của những độc giả sau khi đọc các tác phẩm của tôi. Đã có nhiều lời góp ý của độc giả trong nước làm tôi rất cảm động. Thương cảm nhất là khi tôi đọc lời bàn bạc trong phần góp ý của độc giả rằng “Dù được các tác giả ở Hải Ngoại cho coi sách miễn phí trên mạng nhưng em cũng phải trả tiền giờ cho các dịch vụ vi tính.” Với câu nói này thì lợi nhuận có đáng là bao?
Các tác phẩm của tôi đã giúp tôi
ngày càng gặp lại nhiều người thân quen. Sự quảng bá những tác phẩm viết trên hệ
thống toàn cầu đã giúp tôi tìm lại nhiều người thân mất liên lạc hàng chục năm.
Qua họ, tôi biết được nhiều tờ báo đã lấy và trích đoạn một số bài viết của tôi
đăng trên mạng. Điều đó không hề hấCalifornia
gọi điện cho tôi và thố lộ rằng: “Chị ơi, em cảm ơn cuốn Hai Chị Em của chị. Nhờ cuốn sách này mà đứa con gái em gần gũi em
hơn đứa con trai đầu của em. Phải chi em được đọc sớm hơn câu: ‘Buồn thay, mẹ nó vì quá lo lắng cho kế sinh
nhai mà chẳng bao giờ để ý đến niềm ao ước nhỏ nhoi của chị em nó. Trong niềm
ao ước nhỏ nhoi ấy, chỉ được mẹ dẫn đi bộ đến biển chơi cũng sẽ là hạnh phúc
tuyệt đỉnh của chúng rồi.’ trước đây em đã áp dụng cách gần gũi con, chớ
không bỏ bê nó mà lo kinh doanh. Phải chi em có cuốn sách này sớm hơn thì em
không bị con trai em lợt lạt như bây giờ đâu chị!”
n gì bởi vì có nhiều người đọc hết sách tôi
trên các trang mạng vẫn ưu ái mua sách ủng hộ tôi. Điều quan trọng là những người
thân quen của tôi đều nói rằng họ đã xúc động khi đọc các bài viết của tôi
vì họ tìm thấy sự hiện diện của họ trong ấy. Quan trọng hơn
nữa là có lần một độc giả ở
Chỉ có vậy! Cuối cùng tôi đã tìm được
người nhận được thông điệp của mình. Thông điệp này không những cho độc giả của
tôi mà còn chính cho tôi, người viết.
Với những lời tâm sự này của tôi,
tôi hy vọng bạn sẽ viết ra những thông điệp bạn muốn gửi cho người đọc. Mỗi người
trong chúng ta đều có những kinh nghiệm khác nhau. Kinh nghiệm san xẻ của bạn sẽ
cho người đọc bài học ý nghĩa. Cứ thế, chúng ta sẽ cùng truyền cho nhau các
kinh nghiệm khác nhau để cùng xây dựng một cuộc sống hoàn thiện hơn. Nếu bạn
chưa từng viết, hãy viết đi. Nếu bạn đã và đang viết, xin hãy tiếp tục, đừng từ
bỏ.
Cung
Thị Lan
No comments:
Post a Comment