Cung Giũ Nguyên:
Một Ðời cho Thế Hệ Mai Sau.
Cung Thị Lan
Tôi tưởng là mình đã chuẩn bị tinh
thần cho cái chết của bác tôi khi ông đã một trăm tuổi; thế nhưng, khi nhận tin
ông ra đi vào cõi miên viễn, tôi bỗng trở thành một kẻ vô hồn, rỗng tuếch và
trống trơn. “Bác mất lúc 3 giờ sáng vào ngày 7 tháng 11 rồi Lan. Kỳ lạ là
khoảng hai tuần trước, bác vẫn còn đi ra ngoài hóng nắng vậy mà tự dưng sức
khỏe xấu đến độ bác sĩ bó tay. Thật là buồn khi bác nằm liệt, không ăn uống
được gì trong ba ngày mà bác còn chống chọi với tử thần để chờ con cháu về gặp
lần cuối mới ra đi...” Giọng
nói rời rạc và buồn bã của em gái tôi ở đầu giây bên kia vương vất mãi trong
đầu tôi. Cùng với cảm giác mất mát đang tràn ngập, tôi đã nhận không biết bao
nhiêu cuộc điện thoại, điện thư, lời phân ưu, bài tưởng niệm, điếu văn, tin tức
và hình ảnh. Những thông tin này từ những người thân trong gia đình, đồng
nghiệp, học trò cũ và Hướng Ðạo sinh của bác tôi. Họ là những người đã từng
sống ở thành phố Nha Trang, cùng thở chung với ông một bầu không khí biển nhưng
nay đang lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Có lẽ chẳng ai tin được chúng tôi,
những người đều ở Nha Trang trước đây nay mỗi người một nơi, vẫn liên lạc với
nhau, gọi cho nhau để chia sẻ với nhau bao điều luyến nhớ tiếc thương trước sự
ra đi của bác trong những ngày này. Ngẫm lại đời của một người có tài, thông
minh và nhân hậu như ông mà phải trải qua qua một cuộc sống thăng trầm và phức
tạp, lòng tôi cảm thấy bùi ngùi, thương nhớ. Biết bao điều tôi muốn hỏi ông
cũng như biết bao điều tôi muốn nói với ông nhưng giờ đây tôi là người phải tự
giải đáp cho những thắc mắc của mình qua các giấy tờ và tài liệu mà ông đã gửi
cho tôi. Từ những hiểu biết của mình, tôi muốn minh rõ ông là người như thế nào
và đã sống ra sao.
Trước năm 1975, hầu hết học sinh,
sinh viên và trí thức trong thành phố Nha Trang đều biết đến Cung Giũ Nguyên.
Là giáo sư có khoa nói rất đặc biệt, nhà văn nổi tiếng và trưởng Hướng Ðạo có
tài có đức, ông đã được nhiều thanh niên
Nha Trang trong thời ấy mến phục và kính nể. Các học trò của ông đã công phu
thu thập và tóm lược tiểu sử của ông như sau:
Thầy Cung Giũ Nguyên: Giáo Sư
Cung Giũ Nguyên sinh năm 1909 tại Huế. Họ thật là Hồng bị cải thành Cung; khi
vua Tự Đức, húy Hồng Nhậm lên ngôi. Vì lý do chính trị hay kinh tế- tổ tiên của
Cung Giũ Nguyên, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam giữa thế kỷ
XIX . Tại đây, họ Hồng cùng với nhiều họ Trung Hoạ khác, lập ở Bao Vinh, Thừa
Thiên, phố Thanh Hà, sau thành làng Minh Hương , và sau đó đều được xem là
người Việt Nam. Thân phụ Cung Giũ Nguyên là Ông Cung Quang Bào, một đốc học.
Thân mẫu là bà Nguyễn Phước Thị Bút, trưởng nữ quận công Hồng Ngọc, và cháu nội
ngài Nguyễn Phước Miên Lịch, An Thành Vương, con út Vua Minh Mạng, và có lần đã
làm Nhiếp chánh Thân thần.- Cung Giũ Nguyên học cấp trung học tại trường Quốc
Học Huế những năm 1922-1927. Đáng lẽ đi học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hànội,
nhưng vì con trưởng một gia đình nghèo và đông con, phải từ bỏ mộng trở nên họa
sĩ để kiếm kế sinh nhai. Năm 1928, được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam
tiểu học Nha Trang nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức ; nghị định thải hồi của
Khâm sứ Trung kỳ không nêu lý do, nhưng có thể ước đoán là vì lý do chính trị.
Năm 193O là năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, và cũng là năm Nguyễn Thái
Học cùng 12 đồng chí trong Việt Nam Quốc dân đảng bị xử tử tại Yên Bái. Trong
bài thơ Le Mot đăng trong tạp chí France-Asie, Sài Gòn, năm 1948, Cung Giũ
Nguyên có nhắc đến biến cố nầy. Giáo sư Bùi xuân Bào trong phần giới thiệu các
nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp trong quyển Littératures de langue francaise
hors de France, đã nhắc lại bài thơ ấy và xem 1930 là năm đánh dấu khúc quanh
đời của tác giả.- Cung Giũ Nguyên viết văn từ năm 1928 và từ đó, đã cộng tác
với nhiều báo chí trong nước và ngoài nước, trong số có : Đông pháp thời báo
(Sài Gòn), Sài Gòn-Mới Nam Phong (Hànội) , L’Indochine Nouvelle (Sài Gòn)
,France-Annam. La Gazette de Hu , Tân Văn (Sài Gòn) Symposium (Syracuse ) Books Abroad (Oklahoma , Hoa Kỳ) France-Asie . (Sài Gòn) .
Bách Khoa (Sài Gòn),Présence Francophone (Sherbrooke ,
Canada ) Đại Học
(Huế) , Tri Thức (Đà Lạt). La Tribune (Sài Gòn) .v.v.- 1938-1940 - Cùng với
Raoul Serène, sau nầy là Giám đốc Hải Học Viện Đông dương, chủ trương nguyệt
san LES CAHiERS DE LA JEUNESSE, Nha Trang.
- 1939 - Chủ bút Nguyệt san song ngữ TƯƠNG LAI TẠP CHÍ Nha Trang
- 1940-1942 - Chủ bút nhật báo LE Soir D’Asie Sài Gòn.
- 1954 - Chủ bút tuần báo LA PRESSE D’EXTREME-ORiENT. Sài GònTÁC PHẨM : - Một người vô dụng, tiểu thuyết.Tín đức thư xã, Sài Gòn, 1930 ; - Nhân tình thế thái, truyện ngắn, (Phổ thông văn xã, Gia định, 1931, Nợ văn chương, tiểu thuyết, Nhà in Châu Tịnh, Vinh 1934) ; - Volontés d’existence, tiểu luận Editions France-Asie Sài Gòn 1954 ; - Le Fils de la Baleine, tiểu thuyết, Editions Arthẻme Fayard, Paris 1956. Bản dịch : Der Sohn das Walfischs, Genf và Frankfurt, 1957, - Kẻ thừa tự của ông Nam Hải, Nxb Văn Học Hà nội 1995; - Le Domaine Maudit, tiểu thuyết, Fayard Paris 1961 ; - Thái Huyền, tiểu thuyết, Nxb Đại Nam, Glendale, Hoa Kỳ, 1995... - Trên bốn mươi (40) đầu sách khác chờ xuất bản .
- Cung Giũ Nguyên trở lại nghề dạy học từ 194O tại Nha Trang, đã dạy (các môn, tùy theo trường : Việt văn, Hán văn, Latinh, Pháp văn, Anh văn , Sử địa. Kinh tế học, Văn học, Triết học...) ở các trường Kim Yến, Collège de Nha Trang, Võ Tánh, Lê quý Đôn, các Trường Dòng Phanxicô, Lasan, Giuse, Lớp Tu Muộn Địa phận , Lớp Kỷ thuật viên Viện Psteur. Lớp Anh văn Trung Học Y tế v.v.
- Từ 1955 đến 1975 : Hiệu trưởng trường trung học đệ nhị cấp bán công Lê quý Đôn, Nha Trang,
- 1972-1975 - Giáo sư thỉnh giảng Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải Nha Trang, trưởng phòng Pháp văn, phụ trách nội san Duyên Hải.
- 1990-1999 - Giáo sư thỉnh giảng (Ngôn ngữ và văn chương Pháp), Khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang.Công tác xã hội : - Phó hội trưởng Hội Khuyến HọcNam
kỳ (Société d’Enseignement Mutuel de Cochinchine), Sài Gòn 1940-1942
- Hội trưởng Hội Vinh Sơn (Conférence de Saint Vincent de Paul) Nha Trang. 1950-1952. Hội trưởng Hội Kiến Hương, Nha Trang, 1950.
- Uỷ viên Đạo trưởng ĐạoNam
Hội Hướng Đạo Trung Kỳ, 1938-1944.
- Deputy Camp Chief of Gilwell. Phụ tá Trại trưởng Gilwell. Thành viên Ban Huấn luyện Trại trường Hướng đạo thế giới, London Anh quốc, 1957. Uỷ viên Huấn luyện Hội Hướng đạo Việt Nam, Trại trưởng ViệtNam 1958-1963.
- 1950-1954. Nghị viên Hội đồng quốc gia lâm thời.
- 1972 - Hội viên thiệt thọ Hội Nhà Văn Tiếng Pháp, Association des Ecrivains de Langue Francaise (ADELF),Paris .
(Trang điện tử Trung Học Võ Tánh Nha Trang Khánh Hòa, Phỏng Theo Tư
Liệu của NhaTrang website)
- 1939 - Chủ bút Nguyệt san song ngữ TƯƠNG LAI TẠP CHÍ Nha Trang
- 1940-1942 - Chủ bút nhật báo LE Soir D’Asie Sài Gòn.
- 1954 - Chủ bút tuần báo LA PRESSE D’EXTREME-ORiENT. Sài GònTÁC PHẨM : - Một người vô dụng, tiểu thuyết.Tín đức thư xã, Sài Gòn, 1930 ; - Nhân tình thế thái, truyện ngắn, (Phổ thông văn xã, Gia định, 1931, Nợ văn chương, tiểu thuyết, Nhà in Châu Tịnh, Vinh 1934) ; - Volontés d’existence, tiểu luận Editions France-Asie Sài Gòn 1954 ; - Le Fils de la Baleine, tiểu thuyết, Editions Arthẻme Fayard, Paris 1956. Bản dịch : Der Sohn das Walfischs, Genf và Frankfurt, 1957, - Kẻ thừa tự của ông Nam Hải, Nxb Văn Học Hà nội 1995; - Le Domaine Maudit, tiểu thuyết, Fayard Paris 1961 ; - Thái Huyền, tiểu thuyết, Nxb Đại Nam, Glendale, Hoa Kỳ, 1995... - Trên bốn mươi (40) đầu sách khác chờ xuất bản .
- Cung Giũ Nguyên trở lại nghề dạy học từ 194O tại Nha Trang, đã dạy (các môn, tùy theo trường : Việt văn, Hán văn, Latinh, Pháp văn, Anh văn , Sử địa. Kinh tế học, Văn học, Triết học...) ở các trường Kim Yến, Collège de Nha Trang, Võ Tánh, Lê quý Đôn, các Trường Dòng Phanxicô, Lasan, Giuse, Lớp Tu Muộn Địa phận , Lớp Kỷ thuật viên Viện Psteur. Lớp Anh văn Trung Học Y tế v.v.
- Từ 1955 đến 1975 : Hiệu trưởng trường trung học đệ nhị cấp bán công Lê quý Đôn, Nha Trang,
- 1972-1975 - Giáo sư thỉnh giảng Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải Nha Trang, trưởng phòng Pháp văn, phụ trách nội san Duyên Hải.
- 1990-1999 - Giáo sư thỉnh giảng (Ngôn ngữ và văn chương Pháp), Khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang.Công tác xã hội : - Phó hội trưởng Hội Khuyến Học
- Hội trưởng Hội Vinh Sơn (Conférence de Saint Vincent de Paul) Nha Trang. 1950-1952. Hội trưởng Hội Kiến Hương, Nha Trang, 1950.
- Uỷ viên Đạo trưởng Đạo
- Deputy Camp Chief of Gilwell. Phụ tá Trại trưởng Gilwell. Thành viên Ban Huấn luyện Trại trường Hướng đạo thế giới, London Anh quốc, 1957. Uỷ viên Huấn luyện Hội Hướng đạo Việt Nam, Trại trưởng Việt
- 1950-1954. Nghị viên Hội đồng quốc gia lâm thời.
- 1972 - Hội viên thiệt thọ Hội Nhà Văn Tiếng Pháp, Association des Ecrivains de Langue Francaise (ADELF),
Tiểu sử này là văn bản được đang lên các trang nhà, còn thực
tế có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong lòng học trò của ông:
“Tôi còn nhớ một
buổi sáng ngồi chờ giờ của thầy Cung Giũ Nguyên. Những câu chuyện đàm tiếu của
chúng tôi bị cắt ngang khi thầy bước vào lớp. Sau khi lớp học được im lặng,
thầy mở đầu bài giảng bằng một câu chuyện rất ngắn mà hơn 40 năm tôi vẫn còn
nhớ cái khuôn mặt chữ điền, cặp kính cận thị, và mái tóc lúc nào cũng tơm tất
rất đúng là một nhà giáo gương mẫu.
Thầy bắt đầu chậm rãi. Có ba cậu học trò đi bộ
trên đường đi học về nói cười vui vẽ. Một trong ba cậu học trò nhìn qua bên kia
lề đường thấy một bà gánh hàng rong. Anh ta nhìn người bạn cùng đi với mình:
- Ai đi bên kia giống má mày quá?
Anh bạn nhìn qua bên kia đường thấy má mình
vội vàng nói:
- Ai chớ không phải má tao.
Cả lớp im lặng con ruồi bay cũng nghe.”
(Nguyễn
Mai- Nam sinh trường Trung Học Võ Tánh, Nha Trang- Niên khóa 1961-1967)
“Nhatrang và
Cung Giũ Nguyên. Ngôi nhà nằm trên một con đường vắng đầy bóng tối, tôi không
biết tên. Mảng sân hẹp nhiều cây. Nhà kiến trúc kiểu xưa, đã cũ lắm, phòng
khách nhỏ. Thầy đã già. Nhưng người học trò năm xưa giờ cũng đâu còn trẻ. Thầy
hỏi: Anh về bao giờ? Tôi nắm tay Thầy. Ánh sáng của ngọn điện yếu không soi rõ
khuôn mặt Thầy. Thầy bảo: Anh vào đây! Tôi bước theo Thầy. Phòng làm việc của
nhà văn Cung Giữ Nguyên nhỏ, ngăn nắp, nhiều sách báo. Thầy hỏi: Anh đã có cuốn
này chưa? Le Fils de la Baleine. Bản tiếng Việt: Kẻ Thừa Tự Của Ông Nam Hải. Thầy
nói đây là bản dịch của ông Nguyễn Thành Thống, nhà xuất bản Văn Học Hà Nội in
cách đây sáu năm." Nguyên bản cuốn tiểu thuyết của Thầy do nhà xuất bản
Arthème. Fayard, Paris France
in năm 1956. Cuốn sách sau đó đã được dịch và xuất bản ở Tây Đức và Canada .
“Thầy mở trang
đầu cuốn sách, cúi xuống viết lời đề tặng cho cậu học trò ngày xưa.Chữ ký bị
nhòe một giọt nước. Thầy tôi vẫn viết bằng loại viết có chứa nước mực. Dưới chữ
ký là một đường vạch cong và mạnh.
Tôi đang có trong tay một cuốn tiểu
thuyết mà số phận của nó trong gần nửa thế kỷ qua nổi trôi như cuộc đời một con
người. Một cuốn sách đi đường vòng. Chào đời
tại Pháp [bằng tiếng Pháp, tất nhiên] năm 1956, và chính thức trở về
Việt Nam bằng ngôn ngữ mẹ đẻ vào năm 1995, cuốn sách đã có một hành trình 39
năm lưu lạc quê người. Ở Đức năm 1957. Ở Canada năm 1978. Và tôi mang trở
lại Hoa Kỳ cuốn sách của Thầy tôi năm 2001.”(Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy tôi, Nhà văn Cung Giũ Nguyên-Việt Tribune, năm 2001)
“Cho đến nay, học trò Thầy rời mái trường đã
lâu lắm rồi, hầu hết đầu đã bạc, vậy mà âm vang những câu chuyện hay bài học
“ngoài môn học”, hay những lời giảng về cách nhìn cuộc đời, cách nhìn một thế
giới lớn rộng hơn cái không gian nhỏ bé của mình hay vượt ngoài cái thời gian
hạn hẹp của mỗi đời người, dường như vẫn còn đâu đó. Đồng thời, khó có mấy ai
quên được nụ cười thật đặc biệt mỗi khi thầy chuyển tải các bài học này.
Bài học nhiều
lắm. Chúng con chỉ muốn nhắc lại ba bài học chính của Thầy, được nhắc đi nhắc
lại rất nhiều, mà chúng con phải học mãi trong suốt cuộc đời mình. Những bài
học ngỡ rằng đơn giản nhưng thật không dễ học. Những bài học vô cùng quý giá vì
nó thật sự quan trọng cho cuộc đời và vì không chắc học trò nào khi đến trường
đều được dạy theo một cường độ và cung cách như vậy. Nhắc lại ở đây như một lời
biết ơn trước khi nói lời vĩnh biệt Thầy. ‘Hãy luôn nhìn về tương lai. Hãy luôn
làm việc hết mình và không ngừng học hỏi. Hãy nuôi hy vọng’ (Trương Hồng Sơn - Điếu văn đại diện Trung tâm Cung
Giũ Nguyên và một số học trò cũ của Thầy Nguyên ở hải ngoại)
Và:
“Sau ngày 30
tháng 4 năm 1975, một cuộc đổi đời, một nền văn hóa mới, ‘văn hóa xã hội chủ
nghĩa’ được áp đặt lên miền Nam ,
tất cả những giáo chức ở Nha Trang (và có lẽ khắp miền Nam !) được lệnh
cơm bầu, nước giỏ đến trường Tiểu Học Tân Phước để học tập ba ngày về đường lối
chủ trương của ‘Nhà nước cách mạng’.
Số giáo chức
Nha Trang chạy vào Sài Gòn khá nhiều. Số còn lại chỉ chừng hơn vài trăm, ngồi
im phăng phắt để nghe cán bộ giáo dục thuyết giảng về “sự ưu việt” của “văn hóa
xã hội chủ nghĩa”.
Mấy cán bộ ngồi
trên bàn chủ tọa, súng lục xề xệ bên hông, phía sau lưng có ba anh ‘thầy giáo
ngụy’ đang lăng xăng hầu trà pha nước.
Không biết họ
moi ở đâu ra mấy cuốn ‘Đồi thông hai mộ’, ‘Minh tâm Bửu giám’…cứ nhá lên, nhá
xuống, vừa cười nham nhở vừa phê phán:
-Đấy! Cái thứ
văn hóa đồi trụy của Mỹ Ngụy như thế đấy!
Một trong ba
cán bộ cộng sản ngồi bên trên có ông Cung Giũ Phú, ở ngoài Bắc mới vô, đang nắm
giữ chức Giám đốc Khu Triển lãm 2/4 tại Nha Trang, em của Thầy Cung Giũ Nguyên.
Phía dưới đám
‘ngụy giáo’, Thầy Cung Giũ Nguyên ngồi hàng đầu. Suốt ba ngày, Thầy vẫn ung
dung tự tại, thái độ điềm nhiên, ngồi yên lặng, miệng vẫn ngậm pipe, lơ đảng
nghe lời giáo huấn của kẻ thắng trận.
Tôi ngồi sau
lưng Thầy, lòng cứ bồn chồn, tâm trạng vừa ngao ngán vừa thắc thỏm không yên. Ngao
ngán cho sự đời, kẻ vô học được thời nhảy bàn độc thì ít, mà cho ba anh ‘giáo
ngụy’ điếu đóm sau lưng thì nhiều.
Kết thúc ba
ngày “cải tạo tư tưởng”, làm bản ‘thu hoạch’ để tổng kết thành tích học tập,
‘Ban Giảng huấn’ mời Thầy Cung Giũ Nguyên đại diện cho học viên khóa học, lên
phát biểu ý kiến.
Tôi tự hỏi
không biết Thầy mình sẽ nói cái gì bây giờ? Nói theo chăng? – Không được! Nói
nghịch lại để phản ứng chăng? - Lại càng khó. Sẽ ‘có vấn đề’ ngay!
Trong lúc tôi
đang lúng túng tìm cách để tự trả lời thì Thầy ung dung đứng dậy tại chổ chứ
không bước lên phía trên và vẫn cứ bằng một giọng cố hữu, vừa trầm vừa chậm
rãi, Thầy thong thả nói rõ từng tiếng:
- Trong ba
ngày nay các ông đã nói quá nhiều rồi, quá đủ rồi, chúng tôi đâu còn có gì để
nói nữa đâu!
Nói xong,
Thầy ngồi xuống và tiếp tục ngậm ống tẩu thở khói.
Tự dưng tôi
nghe hả hê trong dạ và chợt nhớ đến lời của Thầy Nguyễn Duy Nhường dạy Việt
văn: ‘Nghề dạy học có ba điều đáng hãnh diện. Đó là Bần hàn bất năng di, phú
quí bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất’.”(Nguyễn Thanh Ty - Chữ Trinh Còn Một Chút này! Boston 10/11/2008 )
Vì sao thầy Cung giũ Nguyên để lại muôn vàn điều đáng nhớ
trong lòng học trò của ông như thế? Phải chăng từ sự kính nể:
“Thời gian mấy
mươi năm qua, học trò Thầy và cả chính Thầy, đã trải qua bao thăng trầm. Càng
thấm thía với những lời dạy này, và với rất nhiều học trò của Thầy, nó trở
thành một cái phao tinh thần cho cuộc đời họ, bởi vì, trong suốt mấy mươi năm
qua, có mấy ai không có những lúc muốn quị xuống, muốn buông xuôi, muốn bỏ
cuộc, muốn mặc cho thế sự quay quần như thế nào, quay mình đi như thế nào. Bài
dạy chỉ thật sự có tác dụng nếu chính người dạy tin và sống theo nó. Từ những
nơi rất xa, nhìn về quê nhà, thấy cách sống của Thầy, ở vào cái tuổi của Thầy
mà vẫn lừng lững không chịu thua với khả năng tàn phá của thời gian, học trò
Thầy ấn tượng vô cùng.
Thầy có một
quá khứ rất đáng để trân trọng nhưng Thầy luôn nhìn về trước và luôn làm giàu
thêm cho sự nghiệp tinh thần của mình và làm giàu thêm cho cuộc đời. Trong một
hoàn cảnh không thuận lợi chút nào, Thầy không ngừng viết, suy nghĩ, và cả học
hỏi. Ở tuổi gần 100, vượt xa cái tuổi tự cho là “tri thiên mệnh” của người xưa,
Thầy vẫn học. Thầy sử dụng computer rành hơn nhiều học trò Thầy bên kia bờ đại
dương. Gần tuổi 100, Thầy vẫn còn ngồi trước máy vi tính gởi e-mail đến các học
trò, người thân ở khắp nơi, cho đến khi... cơ thể Thầy không còn cho phép Thầy
tiếp tục.” (Trương Hồng
Sơn- Điếu văn của đại diện Trung tâm Cung Giũ Nguyên và một số học trò cũ của
Thầy Nguyên ở hải ngoại)
Kính thương
“Thầy đã bách niên viên mãn tuổi trời ban.
Thầy đã rũ sạch bụi trần ai để về nơi ‘Nước Nhược’ sau khi lưu lại cho hậu thế,
nhất là đám môn sinh của Thầy, một gia tài văn học quí hiếm và nhiều lưu
luyến tiếc thương.”(Nguyễn
Thanh Ty - Chữ Trinh Còn Một Chút này! Boston
10/11/2008 )
“Rất đau lòng
khi biết thầy Cung Giũ Nguyên vừa tạ thế ở quê nhà. Thầy là một vị Thầy khả
kính của rất nhiều thế hệ học sinh ở nha Trang. Tôi được diễm phúc là vinh dự
là học trò của Thầy trong hai năm Nhị C và Nhất C ở trường Võ Tánh, và cũng là
đứa học trò được Thầy thương mến” Phạm
Tín An Ninh.
Hay kính phục:
“Thời gian mấy mươi năm qua, học trò Thầy và
cả chính Thầy, đã trải qua bao thăng trầm. Càng thấm thía với những lời dạy
này, và với rất nhiều học trò của Thầy, nó trở thành một cái phao tinh thần cho
cuộc đời họ, bởi vì, trong suốt mấy mươi năm qua, có mấy ai không có những lúc
muốn quị xuống, muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc, muốn mặc cho thế sự quay quần
như thế nào, quay mình đi như thế nào. Bài dạy chỉ thật sự có tác dụng nếu
chính người dạy tin và sống theo nó. Từ những nơi rất xa, nhìn về quê nhà, thấy
cách sống của Thầy, ở vào cái tuổi của Thầy mà vẫn lừng lững không chịu thua
với khả năng tàn phá của thời gian, học trò Thầy ấn tượng vô cùng.
Thầy có một
quá khứ rất đáng để trân trọng nhưng Thầy luôn nhìn về trước và luôn làm giàu
thêm cho sự nghiệp tinh thần của mình và làm giàu thêm cho cuộc đời. Trong một
hoàn cảnh không thuận lợi chút nào, Thầy không ngừng viết, suy nghĩ, và cả học hỏi.
Ở tuổi gần 100, vượt xa cái tuổi tự cho là “tri thiên mệnh” của người xưa, Thầy
vẫn học. Thầy sử dụng computer rành hơn nhiều học trò Thầy bên kia bờ đại
dương. Gần tuổi 100, Thầy vẫn còn ngồi trước máy vi tính gởi e-mail đến các học
trò, người thân ở khắp nơi, cho đến khi... cơ thể Thầy không còn cho phép Thầy
tiếp tục.” (Trương Hồng Sơn - Điếu
văn của đại diện Trung tâm Cung Giũ Nguyên và một số học trò cũ của Thầy Nguyên
ở hải ngoại)
“Có một vài
dòng để nói về thầy Nguyên. Tường Lân có một may mắn lớn là đã học trường Duyên
Hải Nha Trang và đã được học thầy nguyên một vài buổi học ngoại khóa năm 1975.
Thật không thể nào quên được cách nói chuyện dí dỏm, duyên dáng nhưng vô cùng
sâu sắc của thầy. Vậy là Việt Nam đã mất đi một người thầy vĩ đại, một nhà văn
lớn.”Nguyễn Tường Lân - học sinh
trung học Võ Tánh Nha Trang - niên khóa
1966-1973)
“Ở cái tuổi
khi tôi chỉ mới biết những bài quốc văn giáo khoa thư, Thầy Cung Giũ Nguyên của
chúng tôi đã là một nhà văn và là một nhà văn nổi tiếng viết tiếng Pháp.
Tôi rời xa Nhatrang khi qua trung học đệ nhất cấp, vào
trung học đệ nhị cấp ở Sàigòn, lấy Tú tài Toán, học lớp PCB ở Đại học Khoa học,
tôi gần như quên đi cái thế giới văn chương mà có lúc tôi từng yêu thích. Thế
nhưng, tôi không quên Thầy tôi, nhà văn Cung Giũ Nguyên, người đã một thời là
hình ảnh mà tôi mơ ước được là như thế.”(Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy tôi, Nhà văn Cung Giũ Nguyên-Việt
Tribune, năm 2001)
Tôi chẳng lấy làm lạ về những lời mỹ cảm của học trò dành
cho thầy Cung Giũ Nguyên. Khuôn mặt trầm tĩnh, trán cao thông minh, ánh nhìn
điềm đạm và cử chỉ ung dung là tất cả ấn tượng khó quên cho cho bất cứ ai từng
gặp ông. Ngoài diện mạo bên ngoài, tài hùng biện, lối nói dí dỏm và ý chí tự
học của ông đã thu hút bao nhiêu sự mến phục của học sinh, và những người chưa
từng là học sinh của ông.
“Nếu thế hệ sau tôi, lỡ học Pháp văn nhằm
thầy Nguyên đứng lớp thì hụt hơi liền! Đó là một ông thầy lên lớp không mảy may
tôn trọng giáo trình, tuy đang là hiệu trưởng của trường chúng tôi đang theo
học. Tôi nhớ bài học đầu tiên môn tiếng Pháp của niên khoá 1973 – 1974, có tính
từ “loin” nghĩa là xa xôi. Thế là ông dẫn học sinh từ xa xôi đến hiu quạnh, đến
cô đơn, với tất cả những từ phái sinh từ loin, và sau cùng ông nói về sự cô đơn
của nhân loại – một lĩnh vực của... triết học. Đúng là ông thầy rất ư “sang
đàng” chi địa. Hai giờ học chỉ có mỗi từ loin.
Có bận, có đứa học trò hỏi: thầy học triết
hồi nào mà có thời gian thầy dạy triết ở Võ Tánh? Thầy Nguyên tỉnh bơ kể rằng
có lần ông vào Sài Gòn, đến hiệu sách của ông Khai Trí, thấy bán nhiều sách
triết, vốn trong túi đang có tiền, mới bảo cửa hiệu đo bán cho ông một thước
sách triết, về để chưng trong nhà lấy le. Tình cờ thanh tra giáo dục ghé nhà,
thấy ông có nhiều sách triết, trường Võ Tánh lại đang thiếu thầy triết, bèn mời
ông dạy triết.
Thực
ra, suốt đời ông, tự học là chính, vì từ năm 19 tuổi, học xong trung học, ông
đã đi dạy học, đã có truyện ngắn đầu tiên đăng trên France-Asie. Tấm gương tự
học của ông đã truyền lửa cho nhiều thế hệ học trò. Ông tự học triết và toán
tại thư viện một tu viện ở Đà Lạt mất mấy năm. Sau khi hết đi dạy, ông lại tiếp
tục làm việc ở các thư viện, cũng chính một trong những nơi này giúp ông già
làm quen với tin học, để còn kịp cập nhật mình với phương tiện mới.
Lợi
dụng cái đầu bách khoa của ông, lũ con gái trong giờ học, hỏi đủ chuyện sang
đàng, từ tâm lý tình cảm, đến cả tính dục, nhờ ông xem tướng, xem chỉ tay. Mấy
thầy dạy triết như thầy Nhẫn mỗi lần gặp từ khó giải thích như “kê gian” trong
bài giảng về libido của S. Freud môn tâm lý học, mới bảo qua nhờ thầy Nguyên
giải thích kỹ hơn. Nghe hỏi, thầy Nguyên lại kể chuyện sang đàng rằng ông nuôi
một chuồng gà mái, một hôm có ai đem cho con gà trống, ông đem nhốt chung và
con gà trống tử nạn vì nghĩa vụ. Rồi ông mới giải thích từ kê gian gọn gàng là
đạp mái, ai không hiểu, kệ!”(Công Khanh - Thời Gian và
Cung Giũ Nguyên)
“Kỷ niệm về
thầy Nguyên là một điều rất tình cờ vì tôi không ở Nha Trang, không phải là học
trò của thầy. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, học trường Phan Châu Trinh Đà
Nẵng từ đệ-thất tới đệ-nhị rồi học Quốc Học Huế vì lúc bấy giờ (1960) trường
Phan Châu Trinh chưa có đệ-nhất. Tôi học ban toán nhưng rất thích môn Pháp văn
…
Cuối năm
đệ-nhất tôi vào thi vấn đáp môn Pháp văn với thầy Nguyên. Tôi không biết thầy,
tôi không biết tên thầy. Tuy vậy, dù với sự hồi hộp lo âu của một thí sinh, tôi
vẫn ghi nhận ngay một điều là thầy nói tiếng Pháp rất dễ dàng, nói như thở;
trong tất cả thầy Pháp văn tôi học từ nhỏ đến lớn, không ai nói tiếng Pháp như
thầy. Một người bạn cùng vào thi với tôi, có anh chị dạy ở trường Hàm Nghi và
Nguyễn Tri Phương, nói cho tôi biết tên thầy. Tôi chưa biết hay quen người nào
có họ Cung; tôi thấy tên thầy lạ và hay và có lẽ vì thế tôi nhớ tên thầy.
Tôi rời Huế
và chẳng nhớ gì ngoài mái tóc thề tung bay của mấy nàng học trò trường Đồng
Khánh; Huế mờ nhạt mau chóng trong trí nhớ tôi vì sự náo nhiệt của Sài Gòn. Một
hôm, có lẽ vào đầu năm 1963, tôi tình cờ đọc một bài báo trong tạp chí Bách
Khoa bàn về văn chương và triết học mà tác giả là Cung Giũ Nguyên. Bài báo có
tầm vóc của những bài đăng trên tạp chí Đại-Học do giáo sư Nguyễn Văn Trung,
Đại Học Huế, chủ trương, hay tạp chí Quê-Hương của các giáo sư Nguyễn Cao Hách,
Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc, Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Tôi nghĩ đến vị thầy
chất vấn tôi trong kỳ thi vấn đáp ở Huế. Tên trùng tên, họ trùng họ. Tuy có rất
nhiều Nguyễn Nam
, Lê văn An và Trần Anh Dũng nhưng chắc không có nhiều Cung Giũ Nguyên; biết
đâu chỉ có một Cung Giũ Nguyên. Và nếu điều đó là sự thật thì vị giáo sư trung
học này quả là một bậc kỳ tài, nói tiếng Pháp như gió vi vu và bàn chuyện văn
chương và triết học rất là ý vị.
Vì vẫn còn
thích tiếng Pháp và vì hay la cà tại nhà sách Khai Trí và Xuân Thu để mua tiểu
thuyết Pháp loại bỏ túi, tôi quen một người bạn rất thông thạo văn chương Pháp.
Người này đọc nhiều, hiểu rộng và thích nói chuyện nên tôi học hỏi ở anh ta rất
nhiều. Anh nói cho tôi nghe về Marcel Proust, Francoise Sagan, rồi Phạm Duy
Khiêm và hai tác phẩm Légendes des Terres Sereines (Huyền Thoại của Những Xứ
Yên Bình) và Nam
et Sylvie (Nam
và Sylvie). Sau Phạm Duy Khiêm là Cung Giũ Nguyên với tác phẩm Le Fils de
la Baleine (Người Con Trai của Ngài Cá Ông). Tôi ngạc nhiên đến sửng sốt. Tôi
đoán đúng, chỉ có một Cung Giũ Nguyên đang dạy Pháp văn ở Nha Trang, và bấy giờ
tôi hiểu rõ ràng tại sao vị thầy tôi vào thi vấn đáp nói tiếng Pháp quá hay ho
và am hiểu nhiều chuyện văn chương triết học.
…
Tháng 9 năm
2000 cựu học sinh Đệ-Nhất C Võ Tánh niên khóa 1965-66( Nguyễn thị Hoàng Anh,
Nguyễn Bá Dĩnh, Vũ thị Minh Dung, Ngô văn Hóa, Võ thị Xuân Hương, Trương thị
Bích Khuê, Phạm Khắc Long, Từ thị Tuyết Nga, Nguyễn văn Quang, Trần thị Cảnh
Tịnh, Ông thị Cẩm Vân, Nguyễn thị Bạch Võ, Nguyễn Ngọc Y, Nguyễn thị Như Ý. Cựu
học sinh Võ Tánh Nha Trang: Nguyễn thị Kim Cúc, Dương Đức Ngọc, Phùng văn
Nguyên, Nguyễn Lương Thuật, Nguyễn Đăng Tuấn. Cựu học sinh Nữ Trung Học Nha
Trang: Nguyễn Hữu thị Ngọc Tài) và thân hữu họp mặt tại Greensboro, North
Carolina.Hầu hết những người này là học trò của thầy Nguyên; qua câu chuyện của
họ và nhất là tài liệu của Trung Tâm Cung Giũ Nguyên (Website:www.nhatrang.org) tôi biết
thêm rất nhiều về thầy. Thầy là một nhà văn lớn, được trọng vọng nơi xứ người
nhưng ít biết đến tại nước nhà; dù sao thầy là một hãnh diện lớn cho mọi người
Việt Nam .”
( Nguyễn Phụng - Thầy Cung Giũ Nguyên và Truyện Le Fils
de la Baleine, Greensboro, North Carolina 4, 2002)
“Tôi không
phải là học trò của ông, càng không rành rẽ về tiếng Pháp lắm để có thể đọc
được những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Pháp của ông, thế nhưng là một
người Nha Trang và theo thiển nghĩ của cá nhân tôi-ông là người biết rõ về Nha
Trang nhất. Vâng tôi tự tin khi viết lên điều này vì từ năm 1920 ông đã đến Nha
Trang và đã chọ nơi đây làm chốn đi-về (những kỳ nghỉ hè, đi dạy học và cả
những khi phải tha phương và cuối cùng Nha Trang là bến đậu cho đến cuối đời.
... Năm nay
ông đã bước sang tuổi 97 và vẫn còn miệt mài làm việc với chiếc máy vi tính mỗi
ngày mà không cần người phụ giúp. Hoàn thiệjn những bản thảo đang dang dở, hệ
thống lại toàn bộ tác phẩm, dịch ra tiếng Việt những tác phẩm viết bằng tiếng
Pháp.. .khối lượng công việc thì đồ sộ mà quỹ thời gian còn quá ít. Thế nhưng
'không viết nữa thì làm gì!' ông đã nói với tôi như vậy. 'Ðời người như một
miếng da lừa, mỗi ngày nó teo tóp đi một chút. Dân gian thường nói cá ươn, ươn
từ cái đầu. Con người cũng vậy, phải bắt cái đầu nó làm việc đừng để nó hư. Nên
sống lạc quan và biết cười'.” (Ðào
Thị Thanh Tuyền - Cung Giũ Nguyên, Nhà giáo dục, Nhà báo, Nhà văn)
“Tôi không
phải là học trò của thầy. Nhưng tôi vẫn gọi thầy xưng con với thầy vì sự uyên
bác và tuổi tác của thầy. Tôi đã từng nghe danh của thầy từ rất lâu, nhưng mãi
đến năm 1987 tên của tôi mới được vinh dự đặt bên cạnh tên của thầy khi tôi
dịch cuốn Autour de la lune (Bay quanh mặt trăng) của Jules Verne,
in ở Nhà xuất bản Tổng Hợp Phú Khánh. Thế rồi mãi đến những năm đầu của thập
niên 90 tôi mới được gặp thầy. Câu chuyện như thế này.
Đầu năm 1990, lúc đó tôi đang là biên tập viên của Nhà xuất bản Khánh Hòa, tôi được phân công biên tập một cuốn sách dịch của tác giả Cung Giũ Nguyên. Đó là cuốn Le Fils de la Baleine, người dịch là Nguyễn Văn Hùng, tức Cung Giũ Hốt, em ruột của tác giả Cung Giũ Nguyên. Tôi đã đọc nguyên bản tiếng Pháp trước, sau mới đọc đến bản dịch. Tôi thấy khoảng cách giữa nguyên bản với bản dịch quá xa, nên tôi đã yêu cầu người dịch dịch lại, nhưng người dịch không đồng ý và đã rút bản thảo về. Một tuần sau tôi có dịp đến làm việc với một cộng tác viên rất nổi tiếng của Nhà xuất bản Khánh Hòa. Đó là Thầy Cung Giũ Nguyên.
Đầu năm 1990, lúc đó tôi đang là biên tập viên của Nhà xuất bản Khánh Hòa, tôi được phân công biên tập một cuốn sách dịch của tác giả Cung Giũ Nguyên. Đó là cuốn Le Fils de la Baleine, người dịch là Nguyễn Văn Hùng, tức Cung Giũ Hốt, em ruột của tác giả Cung Giũ Nguyên. Tôi đã đọc nguyên bản tiếng Pháp trước, sau mới đọc đến bản dịch. Tôi thấy khoảng cách giữa nguyên bản với bản dịch quá xa, nên tôi đã yêu cầu người dịch dịch lại, nhưng người dịch không đồng ý và đã rút bản thảo về. Một tuần sau tôi có dịp đến làm việc với một cộng tác viên rất nổi tiếng của Nhà xuất bản Khánh Hòa. Đó là Thầy Cung Giũ Nguyên.
Tôi còn nhớ
rất rõ. Khi tôi gõ cửa nhà số 60 Hoàng Văn Thụ Nha Trang, một ông cụ trông rất
khỏe mạnh, ở trần, mặt quần pijama, chân mang vớ. Tôi nghĩ trong đầu cây cổ thụ
đây, nhưng tôi thắc mắc vì sao ở trần mà lại mang vớ. Về sau ông cụ mới cho
biết: ở trần là để cho mát, nhưng phải mang vớ là để khỏi bị muỗi cắn chân khi
ngồi làm việc. Ngay từ đầu tôi đã thoáng thấy cái nét hài hước của ông cụ, một
đặc điểm mà ít người nhận ra, vì khi nói đến Cung Giũ Nguyên thì thường người
ta nghĩ ngay đến một ông trưởng giả khó tính hút píp xách ba-tông đi giày tây.
Ông cụ hỏi tôi: Cái gì vậy? Thưa: Con ở
bên Nhà xuất bản muốn gặp thầy. Ông cụ nhìn bộ dạng của tôi rồi phán: Năm phút
thôi!
Đúng là cao
đạo. Nhưng không phải thế. Hôm đó tôi đã được hầu chuyện ông cụ gần hai tiếng
đồng hồ. Cuối buổi ông cụ cho tôi biết sở dĩ có cái lệnh năm phút thôi kia là
vì ông cụ thấy rằng quỹ thời gian của mình còn ít quá, chứ không rỗi rãi như
tôi. Khi biết được danh tính của tôi, ông cụ hỏi: Có phải
anh là người đã chê bản dịch của Nguyễn Văn Hùng không? Thưa: Dạ phải. Hỏi tiếp: Chê người
khác mà mình có làm được không? Tôi biết mình đã nhảy lên lưng cọp rồi. Vốn có máu
hung hăng của bọn trẻ tôi thưa ngay: Dạ thưa, nếu thầy đồng ý
thì để con làm thử. Lệnh tiếp: Thế thì về làm đi! Đến lúc này
thì tôi mới thấy mình đã lỡ dại rồi. Thì giờ đâu? Cả ngày tôi làm việc và ở lại
luôn tại Nhà xuất bản, chiều mới đạp xe đạp mười cây số về Trường Trung Học Phổ
Thông Hoàng Hoa Thám Diên Khánh, nơi tôi tạm trú cùng với vợ con tôi; ở đó lúc
bấy giờ ban đêm điện đóm không ổn định chút nào. Thế nhưng tôi đã cố gắng tốc
hành trong vòng một tháng để dịch cho xong cuốn sách của ông cụ. Và tôi đã dịch
tựa sách Le Fils de la Baleine thành Kẻ
Thừa Tự của Ông Nam
Hải thay vì dịch sát chữ là Người Con Trai của Cá Ông. Tôi rất hài
lòng về cái tên mới này của bản dịch.
Ngoài ra tôi
cũng rất khổ công nhưng hài lòng khi chuyển được những câu ca dao miền Trung
cũng như những phần trích bài ca bả trạo, mà cụ đã lược dịch sang tiếng Pháp,
trở lại tiếng Việt đúng với nguyên bản. Khi đến trình cho cụ bản dịch, cụ bảo
hai tuần nữa quay trở lại. Nhưng một tuần sau tôi lại có dịp đến làm việc với
cụ. Cụ bảo: Xem xong rồi. Thưa: Có được
không ạ? Trả lời: Được. Thưa: In được
không ạ? Trả lời: Được chớ!
Thế là tôi về
lo thủ tục xuất bản. Đối với Nhà xuất bản của chúng tôi thì không có gì khó
khăn. Nhưng khi trình lên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thì tôi được biết qua Trưởng
phòng biên tập, ‘Hay dở không cần biết sách của Cung Giũ Nguyên
không được in ở Nhà xuất bản Khánh Hòa!’
Tôi vốn tánh
liều mạng nên gửi bản thảo thẳng ra Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội. Giám đốc Nhà
Xuất bản Văn Học lúc bấy giờ, nhà thơ Lữ Huy Nguyên, không những đã đồng ý cho
phép xuất bản mà còn viết lời giới thiệu. Còn một việc hy hữu khác nữa là ở
trang bìa 3 tôi có ghi ở đầu trang: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM . Bên dưới
hàng tít này tôi ghi: CUNG GIŨ NGUYÊN. Giám đốc Nhà xuất bản Văn Học vẫn duyệt.
Thế có nghĩa là CUNG GIŨ NGUYÊN được công nhận là nhà văn Việt Nam và tác phẩm
Kẻ Thừa Tự của Ông Nam Hải được thừa nhận là Văn Học Hiện Đại Việt Nam . Một kết
quả ngoài dự định của cụ, vì sau 1975 cụ không được công nhận là nhà văn Việt
Nam, trong khi thế giới vẫn công nhận cụ là một nhà văn học giả Việt Nam . Còn một
mắc mứu khác đó là phần lớn các tác phẩm của cụ được viết bằng tiếng Pháp cho
nên nhiều người cho rằng những tác phẩm đó không được xem là thuộc Văn Học Việt
Nam .
Tôi có đem việc này hỏi ý kiến của cụ thì cụ cho biết tiếng Pháp chỉ là một
phương tiện diễn đạt còn nội dung vẫn là bản chất và bản sắc Việt Nam . Phần tôi
thì tôi cho rằng nếu sách của cụ mà viết bằng tiếng Anh thì có lẽ Việt Nam ta đã đoạt
giải Nobel về Văn Học từ lâu rồi. Tuy đã có giấy phép xuất bản từ năm 1991
nhưng mãi đến năm 1995 cuốn sách mới được in và phát hành. Lý do là vì lúc bấy
giờ các cơ sở hợp tác xuất bản mà bây giờ được gọi là các công ty văn hóa không
biết Cung Giũ Nguyên là ai cả; người ta lại còn thấy ngại một cuốn tiểu thuyết
do một người Việt viết bằng tiếng Pháp lại được dịch trở ngược lại sang tiếng
Việt. Một chuyện thấy sao lạ đời, mà lạ đời thì không ai dám mạo hiểm; ôm vào
chắc là khó bán ra. (Nguyễn Thành
Thống - Nha Trang ngày 8/11/2008 .
Sau cơn mưa trời lại sáng - Vĩnh biệt Thầy Cung Giũ Nguyên. Nguồn Vietscience)
Trong lần dự Ðại Hội Thẳng Tiến Bảy của Hướng Ðạo Việt Nam
Toàn Thế Giới tại Houston, Texas, trưởng Cao Ngọc Cường đã kể lại cho tôi nghe
chuyện anh mê cách giảng bài của thầy Cung Giũ Nguyên đến độ có hôm anh trốn
học ở trường Võ Tánh để lẻn vào lớp học của ông, thầy cũ của ông, ở trường Lê
Quý Ðôn để nghe giảng. Sau lần họp mặt đó, anh đã viết thư cho tôi như sau:
Chị Cung Lan
thân,
Ðầu tiên xin
gửi đến chị và gia đình lời cầu chúc sức khỏe, an bình trong năm mới. Không
biết chị còn nhớ tôi, Ðà Ðiểu Siêng Năng Cao Ngọc Cường ở lều Báo Chí trại
TT7.Riêng tôi, tôi nhớ giọt lệ của chị khi nhớ đến Bác cung Giũ Nguyên của chị
ở quê nhà trong video quay hôm ấy.Trưởng
Cung Giũ Nguyên cũng là 1 người thầy dạy vô cùng kính mến của tôi khi tôi còn
là cậu học trò nhỏ năm Ðệ Tam ở trường Lê Quý Ðôn, Nha Trang nơi thầy từng là
Hiệu trưởng. Xin chị chuyển đến Thầy lời biết ơn chân thành của tôi và tôi luôn
cầu xin ơn trên cho Thầy tôi mạnh khỏe
và minh mẫn, tôi vẫn thường theo dõi những bài viết của thầy trong Bạch Mã và
vẫn còn mường tượng ra một Thầy Cung Giũ Nguyên với đôi mắt nheo nheo và nụ
cười hóm hỉnh với tẩu thuốc bốc khói cầm trên tay không kịp ngậm vì say mê
giảng bài cho đám trò nhỏ.Dấu hình thầy trong Bạch Mã in không thấy rõ lắm. Xin
chị Lan làm ơn cho tôi biết thêm tin tức của thầy và nếu có thể được xin cho
tôi địa chỉ hoặc email của thầy để tôi liên lạc với thầy vì nhờ Thầy tôi mới có
một tâm hồn như hôm nay…Thân ái Bắt Tay Trái, Ðà Ðiểu Siêng Năng- Cao Ngọc Cường-
Thanh Trưởng Thanh Ðoàn Quang Trung”
Ðược khá nhiều học trò nể phục, thương kính, thầy Cung giũ
Nguyên là một biểu tượng cao trọng trong lòng mọi người không ngoài tôi. Vậy
mà, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi đã chứng kiến cảnh ông suy sụp và khủng
hoảng đến tội nghiệp. Tôi đã bàng hoàng khi thấy ông ngồi chổm hổm vừa khóc vừa
đốt những chồng sách quý của ông trong một góc vườn nhà. Tôi, như những học
sinh trung học trước năm 1975, không hề quan tâm đến chính trị nên không hề
biết sự liên quan đầy quan trọng giữa tài liệu sách vở và tình hình chính trị
của đất nước. Tuy nhiên hình ảnh của một người luôn luôn ung dung và tự tin
trước sự kính nể cuả mọi người trong thành phố Nha Trang trước đây, đang nhỏ lệ
bi thương trước những cuốn sách bị đốt do chính mình, khiến tôi rất đau lòng và
xót xa.
Năm 1979, tình cờ đọc một tập thơ Cách Mạng, tôi đã sửng sốt
với bài thơ Nhớ Máu của Trần Mai
Ninh:
Nhớ Máu
Ơ cái gió Tuy Hoà...
Cái gió chuyên cần
Và phóng túng.
Gió đi ngang, đi dọc,
Gió trẻ lại - lưng chừng
Gió nghỉ,
Gió cười,
Gió reo lên lồng lộng.
Tôi đã thấy lòng tôi dậy
Rồi đây
Còn mấy bước tới Nha Trang
- A, gần lắm!
Ta gần máu,
Ta gần người,
Ta gần quyết liệt.
Ơi hỡi Nha Trang!
Cái đô thành vĩ đại
Biết bao người niệm đọc tên mi.
Và Khánh Hoà vĩ đại!
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người,
Cả hồn ta sát tới
Nhìn mi!
Ta có nhớ
Những con người
Đã bước vào bất tử!
Ơ, những người!
Đen như mực, đặc thành keo
Tròn một củ
Hay những người gầy sát lại
Mặt rẹt một đường gươm
Lạnh gáy,
Lòng bàn tay
Khắc ấn chuôi dao găm.
Chân bọc sắt,
Mắt khoét thủng đêm dày
Túi chứa cả Nha Trang... họ bước
Vương Gia Ngại... Cung Giữ Nguyên
Chút chít Hoàng Bá San... còn nữa!
Cả một đàn chó ghẻ
Sủa lau nhau
Và lần lượt theo nhau
Chết không ngáp!
Dao găm để gáy,
Súng màng tang
Ồng ộc xối đầy đường máu chó.
Chúng nó rú.
Cả trại giặc kinh hoàng.
Quy-lát khua lắc cắc
Giày đinh xôn xao
Còi và kèn...
Cả trại giặc bạt hồn, bạt vía...
Chạy lung tung
-Sớm mai xét và bắt
Thiết giáp cam nhông
Rầm rập nối đuôi nhau
Và đêm khuya: lại chết
Chồn Pháp, chó Việt gian
Ằng ặc máu
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người
Cả hồn ta sát tới
Biết bao người
Sống lẩn lút nhưng ngang tàng
Bên lưng giặc!
Vẫn tổ chức, vẫn tuyên truyền
Hoặc giao thông hay liên lạc
Rải giấy
Treo cờ
Hay gồng vai tiếp tế
Từ bình minh cho tới trăng tàn
Đúc bê tông bên mặt trận
Và thì thào cùng du kích đi lên...
Cả ngàn chiến sĩ
Cả ngàn con bạc, con vàng
Của Tổ quốc!
Sống...trong đáy âm thầm
Mà nắm chắc tối cao vinh dự
Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai
Vững tin tưởng nơi oai hùng
Và chiến thắng
Câu ViệtNam :
dân tộc!
Cờ đã nâng cao
Màu đỏ máu
Với sao vàng tung rực rỡ!
Mặt hoàn cầu đã họp những tia xanh
Trán nhíu lại
Chú ý nhìn châu Á phía ĐôngNam
Ta quyết thắng!
Việt Nam rồi đứng dậy
Sáng vô chừng
Rất tươi đẹp với Nha Trang và Nam Bộ
Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt
Máu chan hòa trên góc cạnh kim cương
Các anh hùng tay hạ súng trường
Rồi khẽ vuốt mồ hôi và máu
Họ cười vang rung lớp lớp tinh cầu!
Cái gió chuyên cần
Và phóng túng.
Gió đi ngang, đi dọc,
Gió trẻ lại - lưng chừng
Gió nghỉ,
Gió cười,
Gió reo lên lồng lộng.
Tôi đã thấy lòng tôi dậy
Rồi đây
Còn mấy bước tới Nha Trang
- A, gần lắm!
Ta gần máu,
Ta gần người,
Ta gần quyết liệt.
Ơi hỡi Nha Trang!
Cái đô thành vĩ đại
Biết bao người niệm đọc tên mi.
Và Khánh Hoà vĩ đại!
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người,
Cả hồn ta sát tới
Nhìn mi!
Ta có nhớ
Những con người
Đã bước vào bất tử!
Ơ, những người!
Đen như mực, đặc thành keo
Tròn một củ
Hay những người gầy sát lại
Mặt rẹt một đường gươm
Lạnh gáy,
Lòng bàn tay
Khắc ấn chuôi dao găm.
Chân bọc sắt,
Mắt khoét thủng đêm dày
Túi chứa cả Nha Trang... họ bước
Vương Gia Ngại... Cung Giữ Nguyên
Chút chít Hoàng Bá San... còn nữa!
Cả một đàn chó ghẻ
Sủa lau nhau
Và lần lượt theo nhau
Chết không ngáp!
Dao găm để gáy,
Súng màng tang
Ồng ộc xối đầy đường máu chó.
Chúng nó rú.
Cả trại giặc kinh hoàng.
Quy-lát khua lắc cắc
Giày đinh xôn xao
Còi và kèn...
Cả trại giặc bạt hồn, bạt vía...
Chạy lung tung
-Sớm mai xét và bắt
Thiết giáp cam nhông
Rầm rập nối đuôi nhau
Và đêm khuya: lại chết
Chồn Pháp, chó Việt gian
Ằng ặc máu
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người
Cả hồn ta sát tới
Biết bao người
Sống lẩn lút nhưng ngang tàng
Bên lưng giặc!
Vẫn tổ chức, vẫn tuyên truyền
Hoặc giao thông hay liên lạc
Rải giấy
Treo cờ
Hay gồng vai tiếp tế
Từ bình minh cho tới trăng tàn
Đúc bê tông bên mặt trận
Và thì thào cùng du kích đi lên...
Cả ngàn chiến sĩ
Cả ngàn con bạc, con vàng
Của Tổ quốc!
Sống...trong đáy âm thầm
Mà nắm chắc tối cao vinh dự
Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai
Vững tin tưởng nơi oai hùng
Và chiến thắng
Câu Việt
Cờ đã nâng cao
Màu đỏ máu
Với sao vàng tung rực rỡ!
Mặt hoàn cầu đã họp những tia xanh
Trán nhíu lại
Chú ý nhìn châu Á phía Đông
Ta quyết thắng!
Việt Nam rồi đứng dậy
Sáng vô chừng
Rất tươi đẹp với Nha Trang và Nam Bộ
Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt
Máu chan hòa trên góc cạnh kim cương
Các anh hùng tay hạ súng trường
Rồi khẽ vuốt mồ hôi và máu
Họ cười vang rung lớp lớp tinh cầu!
Trần Mai Ninh
Tôi không biết Vương Gia Ngại và Hoàng Bá San là ai, và họ
đã làm gì để phải bị chửi rủa thậm tệ như vậy, nhưng cảm thấy khủng khiếp khi
thấy tên Cung Giũ Nguyên (Viết sai chính tả thành Giữ) bị chửi chung với những
từ ngữ hết sức khó nghe như “chút chít”,
“đàn chó ghẻ”, “sủa lau nhau”, “chúng nó rú” và “chó Việt gian”.
Vì tôi biết những
người lớn như bác tôi thời ấy thường không muốn con cháu bận tâm về những “chuyện
của người lớn” nên tôi đã nín lặng và âm thầm tìm hiểu. Một thời gian sau, nhân
dịp nghe ông tâm sự chuyện xưa tích cũ, tôi đã hỏi là ông có biết có người ghét
ông không. (Trước lúc đó, tôi nghĩ là không ai có thể ghét ông hay nói cách
khác là mọi người đều mến mộ và thương mến ông). Ông trả lời là ở đời làm sao
tránh khỏi chuyện người ghét mình. Khi tôi hỏi có phải vì ông viết sách bằng tiếng
Pháp trong thời Pháp thuộc nên những người ở phía bên kia cho ông là Việt gian
không, thì ông không trả lời mà kể cho tôi nghe chuyện ông bị mật thám Tây báo
thế nào không biết mà lính Tây cho người vây lùng bắt ông và cả gia đình nội
tôi đến nỗi tất cả phải đùm túm kéo nhau bỏ
nhà trốn đi. Kết thúc cuộc nói chuyện, tôi chẳng tìm được căn cứ nào cho
hai chữ Việt gian mà nhà thơ Trần Mai Ninh gán ghép cho ông. Vẫn như những lần
nói chuyện khác, ông thường cho chúng tôi những lời khuyên sâu sắc và ý nghĩa.
Hôm đó, ông cho tôi bài học luân lý là: Ðừng đánh giá con người qua bề ngoài.
Ông kể là trên đường từ Nha Trang lên Diên Khánh trốn, khi chị họ của tôi và cả
ông bị lính Tây bắn bị thương, không hề được giúp đỡ bởi những người có khuôn
mặt hiền như bụt. Họ thoái thác từ chối vì sợ bị vạ lây. Ðến khi cả gia đình
tưởng đâu bị trấn lột bởi một người đàn ông có khuôn mặt như tướng cướp thì lại
được ông này tận tình giúp đỡ và cho nơi ẩn trú. Ông là thế, khi có điều kiện
kể chuyện, thường hướng con cháu đến những vấn đề giáo dục đạo đức hơn là những
điều mà ông cho là vô bổ. Với lối nói chuyện của ông như vậy, sự tìm hiểu của
tôi không được mở rộng thêm chút nào.
Năm 2004, sau khi
cuốn sách Nha Trang Dấu Chân Kỷ Niệm của tôi ra đời, tôi đã ngỡ ngàng khi H.K,
một học sinh lớp 12 niên khóa 1974-1975 của trường Lê Quý Ðôn Nha Trang, hỏi
tôi 'Có phải thầy Cung Giũ Nguyên là Việt Cộng nằm vùng không?’ Cô ta còn cho
biết ba cô, người giữ chức vụ trong Sở Cảnh Sát Nha Trang đã theo dõi một số
Việt Cộng nằm vùng mà thầy Cung Giũ Nguyên một trong những người ở danh sách.
Vì câu hỏi vặn: “Nếu thầy Cung Giũ Nguyên không thiên cộng thì tại sao ông
không bị bắt học tập dài hạn như những nhà văn miền Nam khác trước năm 1975?” đã làm
tôi sốc nên tôi cảm thấy không cần dấu cô ta làm gì. Tôi tiết lộ cho cô hay là
thời hạn học tập của thầy Cung Giũ Nguyên của cô tuy ngắn hơn các nhà giáo và
nhà văn miền Nam khác nhưng tình cảnh của ông không khác gì họ. Tôi còn cho cô
ta biết thêm rằng thầy hiệu trưởng Cung Giũ Nguyên của cô không thể nào là
người thiên cộng khi mà tôi đã nghe quá nhiều câu nói dí dỏm của ông về Xã Hội
Chủ Nghĩa và chủ nghĩa Cộng Sản. Dù sao, đây là tin xấu mà tôi không thể giữ
trong bụng được lâu. Khi về Việt Nam thăm gia đình, tôi hỏi bác có
biết là trước năm 1975 ông bị cảnh sát Quốc Gia theo dõi không. Ông chỉ cười mà
không hề hỏi lại hay nói gì.
Tôi không biết Cung Giũ Nguyên là ai trong mắt của những nhà
chính trị. Nhưng tôi biết là ông đã biết sự ngộ nhận của nhiều người về ông.
“Quả là
đúng,câu của thi sĩ Rainer Maria Rike(trong sách viết về nhà điêu khắc Rodin)
cho danh vọng chỉ là tinh hoa của những ngộ nhận dồn dập chung quanh một tên
mới 'La gloire n'est en definitive que la quintessence des malentendus qui
s'assemblent autour d'un nom nouveau' Tôi sẽ nuôi dưỡng thứ hiểu lầm ấy khi trả
lời những câu hỏi của anh, nhưng tôi có thể tự bào chữa khi thưa là những điều
anh muốn biết, tôi đã ghi trên giấy và đã được công bố , và vài người đã biết
đến nay”
Cũng trong bức thư gửi cho ông Nguyễn Hữu Thứ ở Canada, ngày
23 tháng 12 năm 1997, sau khi giải thích chuyện bị bãi chức năm 1930 và đề cập
đến sự sa thải không cần cho biết lý do của nghị định thải hồi số 1027 ngày
28-3-1930 của Khâm sứ Trung Kỳ, ông đã giải bày như sau:
“Tôi từ bỏ nghề dạy học, mà thâm tâm tôi
rất thích.Tôi lại tiếc hơn nữa, vì từ dạo đó, tôi đã nhận ra cái yếu kém của
phần lớn bạn bè cũ của tôi, của nhiều đồng bào của tôi là do ba yếu tố dốt, đói
và sợ. Mà sợ, hay đói suy cho cùng, cũng chỉ vì cái DốT. Cá nhân thường hay
chịu khốn khổ vì cái dốt của chính mình và phần lớn vì cái dốt của người khác.
Nhiều dân tộc đã sống khốn cùng suốt kiếp chỉ vì rủi gặp bọn cai trị chỉ là
phường dốt nát. Phải chi tôi có thể góp phần nhỏ nào trong công việc chống lại
cái dốt, cái dốt của tôi trước đã, và cái dốt của thiên hạ sau.”
Rồi cũng trong bức thư này, ông bày tỏ thêm:
“Cuộc dạy học
đối với tôi như thể một trò chơi, hay một thử thách. Tôi tìm được nhiều niềm
vui trong đó. Phần thưởng tôi nhận được, là tình cảm những học sinh của nhiều
thế hệ, từ nhiều trường, dành cho tôi xưa nay. Tôi không thiếu sự thăm viếng
của những người gián tiếp chứng tỏ là tôi đã dạy tốt, và tôi thật sự đã giúp
ích. Không thiếu gì những học sinh cũ ở nước ngoài về, cũng ghé thăm, và ai
cũng nhớ ít ra một cử chỉ hay một lời nói,( thường là người nầy khác với người
kia) của tôi. Không thiếu gì cựu sinh viên hay học sinh, ngày nay là đồng
nghiệp của tôi, và có người đã tìm ra được lý do tại sao mặc dù tôi không thiếu
cơ hội, tôi đã không làm chính trị hay tham chính, và chỉ muốn nghề thầy giáo.”
Ông đã tự hào về nghề dạy của mình, tự tin với những gì mình
đã dạy và hài lòng với những kết quả mà mình góp phần trong công việc giáo dục
học sinh, bất kể là họ đang ở trong hay ngoài nước:
“Tôi không khỏi cảm động khi tình cảm học trò cũ lại
được công bố trên giấy trắng mực đen, chẳng hạn, trước năm 1975, một lời tưởng
nhớ trong luận án tiến sĩ y khoa, bảo vệ tại Sài Gòn, của một cựu học sinh
trung học. Sau gần ba mươi năm, ông bác sĩ ấy từ tiểu bang Illinois, còn giữ
được tình cảm đối với thầy cũ để viết những giòng như thế này. ‘Ðọc ngay trang
đầu thư thầy lòng con thấy chùng hẵn xuống. Con đứng trên nước Mỹ cô đơn. Thầy
chọn quê hương làm chốn lưu đày! Ðọc thư thầy con nghe từng hơi thở của Thầy,
mệt nhọc nhưng quyết liệt. Thầy đang chuyển cho con sức sống của Thầy, những
suy nghĩ của Thầy, những chiêm nghiệm của Thầy hơn nửa thế kỷ về lịch sử và con
người. Con kiêu hãnh được thầy ký thác và giáo dục...’ 'Nhưng, cũng thật đặc
biệt và quý hóa lời tưởng nhớ của một bác sĩ giám đốc bệnh viện của Cộng Hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong luận án tiến sĩ, (năm 1991) đã dành một trang
viết như thế nầy: ‘ Tri ân thầy CUNG GIŨ NGUYÊN, nguyên giáo sư Pháp văn Trường
Ðại Học Cộng Ðồng Duyên Hải miền Trung. Mười năm qua Thầy đã tận tình giúp đỡ
tôi mở rộng kiến thức, nhờ đó tôi đã tự tin hơn, mạnh dạn hơn để theo đuổi con
đường khoa học đầy chông gai và không kém phần gian khổ-Ký tên,,,’”
Khẳng định mình là ai, ông đã bày tỏ như sau:
“Một cuộc đời
có thể tóm tắt nơi ba mục tiêu hay đề tài: dạy học, viết văn, và sống theo ba
chiều hướng của lý tưởng Hướng Ðạo: Xây dựng nhân vị, giúp ích cộng đồng, và
hướng thượng. Vào lúc xế chiều, gần tới đỉnh cửu tuần, ngoảnh lại nhìn con
đường đã di, tôi mừng đã được may mắn, và hết sức thành thật mà nói, chẳng chút
chua chát hay oán giận gì, tôi còn có
được , ngay cho đến phút viết mấy chữ nầy. Sự giúp đỡ gián tiếp và bất
ngờ của những kẻ nầy kẻ nọ, với lý do chính đáng hay không chính đáng, ghét cay
ghét đắng tôi, muốn thủ tiêu thể xác hay muốn xóa bỏ tên tuổi hay hình ảnh, hay
bôi bẩn trên đó... với sự giúp đỡ như vậy, tôi mừng đã tìm trong mọi phạm vi
hoạt động một cái vui vô biên chọn đúng đường đi, những đã chọn những việc làm,
hợp với tính tình và khả năng, theo phương châm của Hướng Ðạo mà tôi đón nhận
từ năm 1936:gắng sức, sẵn sàng giúp ích, và từ năm 1940, với tin tưởng vững
chắc nơi Tình Thương(Deus=caritas), là con đường, là chân lý, là sự sống”
(Cung Giũ Nguyên- Thư Mục Cung Giũ Nguyên 2002-trang
186)
Có thể, những người ghét cay ghét đắng ông, muốn thủ tiêu
thể xác và xóa bỏ tên tuổi của ông bởi vì:
“Có điều ngộ
nghĩnh đáng ghi nhận là tình cờ hai việc dạy học và viết văn của tôi đã giúp đỡ
lẫn nhau (không chỉ về mặt tinh thần hay tri thức, mà ngay trong thực tế tầm
thường. Tôi nhờ dạy học mới có thì giờ và tâm trí để 'trả nợ văn chương'. Nhưng
ngược lại, chính trò chơi viết lách của tôi lại giúp tôi tiến thân một cách dễ
dàng (và trong sự bực tức của rất nhiều người) trong sự nghiệp dạy học của tôi.
Tôi chẳng có bằng Tú Tài và được cử đi chấm thi Tú Tài, Nha Trang, Huế, Sài
Gòn. Tôi được miễn xuất trình bằng cử nhân (có đâu mà trình) để được bổ nhiệm
làm hiệu trưởng một trường trung học đệ nhị cấp. Không ai hỏi bằng Tiến sĩ của
tôi để mời tôi dạy ở Ðại học hay chấm thi (về Pháp Văn) cho thí sinh Tiến sĩ đệ
tam cấp. Trên những giấy tờ chính thức, khi liệt kê tên tôi, nơi mục bằng cấp,
thay vì đề không, họ có khi viết 'Học giả' hay 'văn sĩ'”(Cung Giũ Nguyên- Thư Mục Cung Giũ Nguyên 2002-trang
187-188)
Hay vì những nhận xét thâm thúy của ông trên giấy trắng mực
đen như:
Hô
hào hòa bình hòa giải: Sói tranh đấu cho hòa bình. Sau ngàn năm hay lâu hơn
nữa chiến tranh liên tục với cừu, giống sói cầu hòa. Ðó là lợi cho cả hai phe.
Thế là hòa giải đã xong, hòa bình long trọng ký kết. Hai bên trả lại những con
tin, chó sói trao sói con, những người chăn chiên trao những chó của mình, dưới
sự chúng kiến của những ủy viên. Nhưng rồi, sau một thời gian những sói con
trưởng thành không quên được bản năng khát máu và giết chóc, sẵn sống trong
chuồng cừu, giết một số đem về hang động chúng sau khi đã mật báo cho đồng loại
biết. Những con chó làm con tin bên phía địch, chẳng biết gì, tin nơi hòa ước,
ăn no ngủ kỹ, và bị sói lớn sói nhỏ đến cắn cổ trong khi chúng ngủ, và bị phân
thây, trừ một con chạy thoát được. Nhà ngụ
ngôn, không biết có muốn nói kháy chuyện của con người hay không, nhưng đã kết
luận một cách chán chường: “Ðối với kẻ dữ phải chiến đấu không ngừng. Hòa bình
tự nó tốt thật đấy. Tôi đồng ý, nhưng làm sao nói chuyện hòa bình với những kẻ
thù ngụy tín?” (Cung Giũ Nguyên - Câu
Chuyện Ngành Ấu - Viết về Sói cho những Sói con không phải con sói)
Cho dù điều gì đã gây nên sự căm ghét, cho dù ông đã cống
hiến cho thế hệ trẻ ở Nha Trang như thế nào và được giới trẻ kính phục ra sao,
ông đã không được một tờ báo địa phương nào đăng tin chia buồn cho sự ra đi
vĩnh viễn của ông. Ngoài Phóng viên Phan Song Ngân đăng tin Nhà Văn hóa Cung
giũ Nguyên Vừa Từ Trần tại Nha Trang trên các mạng Thanh Niên, Tuổi Trẻ và
Nguyễn Ðình Quân đăng tin Nhà Văn Cung Giũ Nguyên Từ Trần trên trangTiền Phong,
không một nhà văn nào trong nước, hay nhà báo nào ở địa phương dám ca ngợi về
những cống hiến của ông cho ngành giáo dục, văn học và dịch thuật cho sinh
viên, học sinh và các bác sĩ ở thành phố Nha Trang. Có lẽ bài thơ Nhớ Máu của nhà thơ Trần Mai Ninh còn
ảnh hưởng quá mạnh mẽ khiến không ai có thể quên tên Cung Giũ Nguyên trong bài
thơ ấy. Trong ngày thương binh liệt sĩ gần đây, nhà báo Thanh Thảo đã ca ngợi
bài thơ Nhớ Máu hết lời như sau:
“Trần Mai Ninh đấy! Và bắt đầu từ ngọn gió dữ dội ấy,
thơ Việt hiện đại có thêm một nhà thơ, một bài thơ bất tử: bài Nhớ máu.
Hãy đọc lại bài thơ này với niềm đam mê, với tình yêu, và chúng ta sẽ thấy, cái
nhịp thơ Nhớ máu ấy chính là nhịp rock, một loại hard rock mà ngay tới
bây giờ cũng chưa dễ thưởng thức được trọn vẹn. Thơ bắt đầu từ ngôn ngữ, nhưng
trên cả ngôn ngữ, siêu-ngôn-ngữ chính là nhịp thơ, chứ không phải vần thơ. Nhịp
thơ đẩy bài thơ vọt lên phía trước, ấn vào vô thức người đọc, khuấy động tận
đáy sâu tâm cảm người đọc. Đã nhiều năm tôi đọc Nhớ máu, ở nhiều hoàn
cảnh và tâm trạng khác nhau, và sau cùng, cái “ấn” vào tôi sâu nhất vẫn là nhịp
(rhythm), cái nhịp kỳ lạ của bài thơ này:
“-
A, gần lắm!
Ta gần máu,
Ta gần người,
Ta gần quyết liệt.
Ơ hỡi, Nha Trang!
Cái đô thành vĩ đại”
Ta gần máu,
Ta gần người,
Ta gần quyết liệt.
Ơ hỡi, Nha Trang!
Cái đô thành vĩ đại”
(Thanh Thảo-Kỷ niệm ngày Thương
binh-liệt sĩ- Việt Báo.vn-Mạng Việt Nam Thông Tin Ra Thế Giới ngày Chủ
nhật, 23 Tháng bảy 2006)
Tôi đồng ý với câu “Câu thơ ngày trước có ngờ hôm sau” khi
đọc nhận định của Thanh Thảo rằng:
“Trần Mai Ninh đã phải trả
giá bằng chính cuộc đời mình cho bài thơ Nhớ máu. Giống như Lorca khi viết bài
thơ định mệnh Bi ca cho Ignacio Sanchez Mezias ông đã kêu lên: "Tôi không
muốn nhìn thấy máu", thì đó chính là máu của ông, máu của một nhà thơ Tây
Ban Nha vĩ đại. Trần Mai Ninh đã "nhớ máu", và đó cũng là máu của
chính ông, một nhà thơ Việt Nam
quyết tử. Không chỉ "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mà
còn quyết tử cho Thơ, cho sự đổi mới toàn diện Thơ: "Mắt ta căng lên/Cả
mặt/Cả người/Cả hồn ta sát tới" Đó là phút giây của xuất thần, của vô
thức, của trào dâng. Thơ vọt ra như máu xối - máu của người yêu nước quyết tử,
máu của nhà thơ tự do cả thân xác lẫn tâm hồn.”
Trong khi khát vọng của bài thơ là được chứng kiến máu xối
xả của kẻ thù và Việt gian “Chết không
ngáp!”, “Ồng ộc xối”, “Ðầy đường máu chó” và “ằng ặc máu” thì “chính tác
giả sau này đã phải trả giá bằng chính cuộc đời mình” như Thanh Thảo nhận
định và khẳng định. Tôi tôn trọng và khâm phục tinh thần chiến đấu của những
người Cách Mạng chống Pháp nhưng tiếc cho Trần Mai Ninh đã không định rõ ai là
Việt gian trong cuộc chiến phức tạp của Việt Nam. Hơn bao giờ hết, tôi chắc
rằng Trần Mai Ninh chưa từng gặp Cung Giũ Nguyên, chưa từng nghe Cung Giũ
Nguyên nói chuyện, chưa từng thấy Cung Giũ Nguyên làm việc với giới trẻ như thế
nào và chưa từng hiểu Cung Giũ Nguyên là ai.
Vậy Cung Giũ Nguyên là ai?
- Cung giũ Nguyên là học giả (như
ông nói, ông chẳng có bằng gì nên không phải học thật như nhiều người có nhiều
bằng cấp), là nhà văn, là thầy giáo và là trưởng Hướng Ðạo. Suốt một trăm năm
sống trên đời, ông đã tận tụy hết lòng cho thế hệ mai sau qua dạy học, viết
sách và hướng dẫn thế hệ trẻ qua phong trào Hướng Ðạo. Kết hợp tư tưởng siêu
việt giữa Ðông và Tây, giữa các phương pháp giáo dục ông đã không ngừng tận dụng “quỹ thời gian” để chia sẻ
kiến thức và kinh nghiệm. Ông không nản lòng khi biết thế hệ trẻ không còn muốn
đọc sách nữa, mà luôn luôn tin tưởng rằng các đứa con tinh thần của ông sẽ kiên
nhẫn như ông: Sẽ có ngày chúng sẽ được đọc và tìm hiểu như mọi người đang tìm hiểu
như những cuốn sách đang kiên nhẫn trong các thư viện trên thế giới.
“Tôi hỏi ông câu hỏi cuối cùng về nhận định của ông khi
giới trẻ bây giờ không thích đọc sách, ông trả lời bằng cách nói về dấu “…” bắt
đầu và kết thúc trong Le Boujoum: “Cuộc đời không có chấm dứt, từ không đến có,
rồi lại từ có đến không, qua những giai đoạn thành, thịnh, suy hủy, rồi thành,
từ khôn đến càn, rồi lại tứ càn đến khôn, qua những giai đoạn thiếu âm, thái
dương, thái âm, thiếu dương, mà vật lý học cho thấy qua điển hình của vòng
Mobius… - một ngày kia người ta sẽ trở lại việc đọc sách”. Đó là câu nói khẳng
định rất tự tin của ông – một người sống và viết gần một thế kỷ có rất nhiều
biến động với một cuộc đời sôi nổi và đầy sáng tạo.” (Ðào Thị Thanh Tuyền - Cung Giũ Nguyên, Nhà giáo dục, Nhà
báo, Nhà văn)
Và đúng là đã có người say mê đọc sách ông và hiểu được ông như:
“Tôi được lệnh
tha năm 1981. Hộ khẩu tôi tại Sàigòn. Công an quản chế, hắc ám hết chịu nổi.
Nhưng rồi cũng gồng mình mà sống. Lăn-lóc sống. Hồi hộp sống. Sống trong chờ
đợi...không biết ngày nào công an sẽ " vồ. mình, vô tù. Cộng sản có hơn
một ngàn lẻ một lý do để bắt chúng tôi trở lại trại tù tập trung! Đêm đêm ngủ
không yên giấc, nghe tiếng chó sủa cũng sợ, nghe tiếng chân người láng giềng
cũng sợ. Nhiều lúc thấy mình trong kiến cũng sợ. Mình cũng không nhận ra mình
là ai! Có lúc giữa ban ngày nhìn thấy cái bóng mình mà cứ ngỡ tên công an theo
dõi! Nhưng nghĩ cho cùng Tù Tại Gia hay Tù Tập Trung cũng không khác gì mấy! Tù
Tại Gia Cộng sản khỏi lo cơm nên chế độ nới một chút! Nhưng thiệt thòi cho vợ
con, tăng thêm một miệng ăn đã đành, lại còn phải lo ngay ngáy! Bác sĩ thấy
không? Trong khó khăn nẩy sinh sáng tạo: " Biện Chứng Tù Tại Gia Và Tù Tập
Trung Không Khác Gì Nhau. giúp đỡ anh em rất nhiều. Mặc Cộng sản bắt bớ hàng
đêm hà rằm! Mặc, anh em chúng tôi cứ sống, thản nhiên! Mặc thời gian cứ trôi!
Không ai chờ đợi ai! Không còn cái gì để chờ đợi! Không còn gì để hi vọng! Thân
phận bi đát! Trong Le Boujoum (1) nhà tư tưởng Cung Giũ Nguyên nói: "
...Một vật lơ lửng trên vực thẩm, được những sợi tơ mành của hy vọng giữ
lại....
Đó là kiếp
nhân sinh! Con người tồn tại hôm nay là nhờ họ sống trong hi vọng! Mặc dầu hy
vọng nhỏ nhoi! Con người cần có hy vọng để mà sống! Nhưng " Hy vọng nơi
ai? Hy vọng cái gì? Và có lý do gì để hy vọng? Chúng ta hòan toàn trơ trụi!
Trước khi vô sản hóa nhân dân miền nam, Cộng sản lột trần chúng ta: không gia
đình, không tổ quốc, không có riêng tư, không hi vọng cá nhân... Trước mắt chỉ
có Quốc Tế Vô Sản! Quốc tế Vô sản ở đâu? Họ đưa tay chỉ vào khoảng không: ngày
mai! Nghĩa là không có gì hết! Có phải chăng chúng ta phải tạo ra hi vọng:
" ta cứ hy vọng thời gian kéo dài mãi, hay ít ra còn lâu nữa mới chấm
dứt.... mặc dù đó là một hy vọng phi lý! Nhưng phải có hy vọng để tồn tại thì
cần gì!
Nói đến đây
anh quay lại hỏi tôi:
-Bác sĩ đọc
xong Le Boujoum của Cung Giũ Nguyên chưa? Anh có vẻ giận. Tôi gượng cười! Vì
cách đây mấy tháng anh đến văn phòng tôi. Anh thấy quyển Le Boujoum (Tiểu
Thuyết Triết Lý của tác giả Cung Giũ Nguyên, xuất bản năm 1980 tại Pháp) để
trên bàn tôi, anh có hỏi tôi đọc chưa. Tôi cũng thú thật là chưa đọc hết vì đó
là quyển truyện chan hòa tư tưởng triết học Hiện đại và Cổ điển, Đông phương và
Tây phương! Rất khó đọc! Anh có khuyên tôi nên đọc đi và có dịp mình nói về
quyển sách đó. Không ngờ hôm nay anh đem nó ra mổ xẻ một cách lý thú mặc dù anh
mới vừa đề cặp một vài trang đầu.”
(Đào Như- Dấu
Chân Người Lính-Oak
park,Illinois ,
USA VN.NET 17/11/08 )
Có nhiều điều để nói về ông nữa, nhưng điều quan trọng khi
nhận định về ông, chúng ta không nên quên ông là một người yêu nước. Với tài
năng và kiến thức của mình, ông có thể ra nước ngoài sống dễ dàng thế mà ông đã
chọn “quê hương làm chốn lưu đày”. Mặc dù trong suốt thời gian dài bị ngộ nhận
của cả hai bên, ông vẫn bình thản, xử thế trung dung, đứng vững trong thời cuộc
và tự tin sẽ có ngày được “giải đáp”, khám phá và công nhận bằng ngòi bút của
mình. Ông gọi viết văn là để “trả nợ văn
chương” nhưng thực ra ông đã hết lòng nhẫn nại góp phần diệt cái “DỐT”-Nguồn
gốc của nghèo nàn, lạc hậu và bất công. Ðây là một thiện ý cao thượng, một
lương tâm đầy trách nhiệm mà các thế hệ trẻ sẽ tìm thấy được trong các sách Văn
Học cũng như các sách Hướng Ðạo của ông.
Ngày 7 tháng 11, năm 2008 Cung Giũ Nguyên đã từ giã cõi đời
trên chiếc giường của ông như người đang ngủ yên bình giữa căn phòng chỉ toàn
sách và sách. Những học trò của ông, cô đơn trên nước Mỹ, trên các nước khác
hay lưu đày trên quê hương, đều là những kẻ thành danh và thành nhân. Ðã có
không biết bao nhiêu người tiếc nhớ nhắc nhở đến ông và không biết bao nhiêu
người bày tỏ lời chân tình qua các bài thơ bài họa và tưởng niệm như:
Tri Ân Thầy
Tưởng nhớ bậc
Thầy Cung Giũ Nguyên
Giả từ trần
thế lắm ưu phiền
Giáo sư học
giả lừng danh tiếng
Huynh trưởng
đầu đàn sáng phúc duyên
Thông bác văn
chương còn dấu tích
Thăng hoa đạo
đức mãi lưu truyền
Kính Thầy xin
gởi bài thơ tiễn
Vọng tiếng
tri ân tận cõi Tiên
Nguyễn
Đình Sài (Đệ tử của Thầy năm 1957-1961)
Họa:
Xin tiễn đưa thầy Cung Giũ Nguyên
Từ nay rủ sạch hết ưu phiền
Cõi trần đau khổ nhiều oan nghiệp
Nước Chúa an bình lắm thiện duyên
Ngày xưa thầy rải bao tri thức
Bây giờ trò gặt lắm chân truyền
Thầy thênh thang bước vào thiên quốc
Chốn ấy thiên đường bạn với tiên.
Từ nay rủ sạch hết ưu phiền
Cõi trần đau khổ nhiều oan nghiệp
Nước Chúa an bình lắm thiện duyên
Ngày xưa thầy rải bao tri thức
Bây giờ trò gặt lắm chân truyền
Thầy thênh thang bước vào thiên quốc
Chốn ấy thiên đường bạn với tiên.
Hương
Cao (Học sinh Văn Hoá và Võ Tánh Nha Trang)
Họa:
Ngọc lành tưởng vỡ lại hoàn nguyên
Ba chục năm qua lắm não phiền
Tài lắm lắm khi còn vướng tiếng
Tình bằng bằng ấy mối lương duyên
Thái
huyền* thế giới còn ghi tích
Thắp
nén tâm hương ly rượu tiễn
Khóc Thầy Cung Giũ chốn thần tiên
Nguyễn Thanh
Ty
Thái huyền: tên tác phẩm Le Boujoum
“Hôm nay Thầy
đã giã từ “cõi người ta” để về lại quê quán, nơi Thầy đã đến.
Con xin dâng nén tâm hương và mượn mấy lời thơ của B/s
Tâm Minh Lê đình Thám để tiễn đưa Thầy lên đường:
“Trăm năm
trước thì ta chưa có
Trăm năm sau
có lại hoàn không
Cuộc đời sắc
sắc không không
Trăm năm còn
lại tấm long từ bi.”
( Nguyễn Thanh Ty - Chữ Trinh Còn Một Chút này! Boston 10/11/2008 )
“Thưa thầy,
con vẫn tin rằng bây giờ thầy vẫn có thể đọc được những hàng chữ này của con.
Hơn hai năm nay con đã quyết tâm giảm bớt lui tới nhà thầy để rồi một năm nay
con đã ngưng hẳn việc lui tới nhà thầy. Con đã nói với thầy quyết tâm này rồi.
Con là một mẫu người sentimental. Con sẽ rất đau khổ khi đi ngang nhà thầy mà
không còn thầy ở đó. Thế nên con phải giảm bớt đi chuyện lui tới này để may ra
tình cảm của con đối với thầy sẽ xuống thang từ từ và phần nào, ngõ hầu khi
thầy không còn ở nhà số 60 Hoàng Văn Thụ Nha Trang đó nữa thì con bớt đau khổ
hơn. Hôm nay quả thực con đã thấy suy nghĩ và quyết định của con là đúng. Bài
viết hôm nay chỉ có tính chất thời sự chưa phải điều con đã từng hứa với thầy
là con sẽ viết một cuốn sách dày về thầy để cho người ta thấy tính chất uyên
bác, nhân văn, nhân bản, sâu sắc, tài hoa, và nhất là hài hước trong tác phẩm
và trong con người của thầy. Con biết người ta ngộ nhận về thầy nhiều lắm. Thầy
cũng biết rằng có rất nhiều tác giả văn hoc tài ba đã không nhận được giải
Nobel Văn Học. Bây giờ thì CCC (Chim Cánh Cụt cũng có nghĩa là Chưa Chịu Chết)
đã chịu chết. Requiescat In Pace (Nguyễn
Thành Thống - Nha Trang ngày 8/11/2008 .
Sau cơn mưa trời lại sáng - Vĩnh biệt Thầy Cung Giũ Nguyên. Nguồn Vietscience)
“Kính thưa
Thầy,
Trong bức
phát họa chân dung của Thầy in nơi bìa sau tác phẩm Le Boujoum có ghi lời đệ tử
một thiền sư Trung quốc như sau: Khi chưa học với Thầy, thấy sông là sông thấy
núi là núi. Khi theo học với Thầy, thấy sông không còn là sông thấy núi không
còn là núi. Sau khi học với Thầy, thấy sông vẫn là sông thấy núi vẫn là núi.
Học trò cũ
của Thầy đang sống nơi hải ngoại hay còn ở quê nhà trung bình đã học với Thầy
hơn 40 năm rồi. Người trẻ nhất gần 20 năm, lớn nhất hơn 60 năm. Ngày nay, cách
thấy sông, núi của mỗi người hẳn là khác nhau, và có thể khác cả cách thấy
sông, núi của chính Thầy. Tuy nhiên, đối với rất nhiều người trong chúng con,
hình ảnh Thầy không khác bao nhiêu. Đặc biệt, với thế hệ học trò Nha trang
thuộc thập niên 50, hình ảnh đó gắn bó thân thiết với tuổi thơ chúng con. Không
đơn giản chỉ là hình ảnh một người thầy có tài năng chuyển giao tri thức, mà dĩ
nhiên Thầy có thừa khả năng đó trong phạm vi chuyên môn của Thầy. Gắn bó một
cách đặc biệt vì đó là hình ảnh một vị Thầy khả kính biểu tượng của một thế hệ
thầy giáo vào tuổi 100 mà chắc chẳng còn bao nhiêu ở lại với thế gian này,
nhưng đã tác động sâu xa vào tâm hồn học trò mình”.
(Trương Hồng Sơn - Điếu văn của đại diện Trung tâm
Cung Giũ Nguyên và một số học trò cũ của
Thầy Nguyên ở hải ngoại)
ĐIẾU VĂN
Chín mươi tuổi, ngồi trước bàn vi tính
Ngót một trăm, vẫn mê mãi sách đèn.
Nhớ
thầy xưa
Năm mươi năm về trước
Nửa thế kỷ trôi qua
Chúng con ra đời trong tao loạn
Trường lớp hiếm hoi
Trong số các thầy, may mắn được gặp thầy
Những đứa trẻ ngô nghê, trở thành học sinh trung học
Thầy đã dạy chúng con biết thế nào là học
Học thế nào để có thể làm người
Nhớ thầy xưa
Những lời thầy dạy, trăn trở cả cuộc đời
Thầy là tấm gương, là một người đối chứng
Tiếng tăm thầy là vô vàn hãnh diện
Uy tín thầy là tột đỉnh ước mơ
Thầy đã cho chúng con :
“ Volonté d’existence’, những ý chí sinh tồn
Đời thầy chẳng phải đầy dẫy những ý chí sinh tồn đó
sao?
Thầy mở lối cho chúng con vào “Đời sống Tâm linh”
Thầy dẫn đường chúng con vào những khung trời triết
học
Sống và chết với Nha Trang, thầy đến với ngư dân
“Le fils de la baleine”, là “Đứa con Nam Hải”
Buồn cho đất nước điêu linh, Thầy viết
“Le domaine maudit” - Miền đất dữ
Thầy đã chỉ cho mọi người: đâu là cõi “Thái Huyền”
“Le Boujoum” giờ đây chẳng phải là tiếng vang huyền
thoại?
Thầy ơi Thầy , chúng con rất hãnh diện vì Thầy
Tên tuổi Thầy vang vọng khắp nẻo trời
Học thức Thầy khiến người người khăm phục
Thầy ơi Thầy
Lâu lắm rồi vẫn nhớ mãi nụ cười
Giọng Huế xưa chứa chan tình đất biển
Cặp mắt kia nhìn thấu mọi tâm can
Chúng con tin rằng:
Thầy nằm xuống, nhưng vẫn còn sống mãi
Trong trái tim đàn trò cũ thân yêu
Trước linh cửu
giờ đây
Xin bái biệt
Trần văn Sáu (đại diện cho những học trò cũ
của Thầy từ năm 1950 trở về sau)
Tôi vẫn nghĩ là mình cứng rắn và mạnh mẽ lắm nhưng sau khi
kết thúc bài viết này thì tôi cảm thấy mình như rũ đi. Có lẽ trong tâm thức,
cái ý nghĩ về sự tan tác và chia lìa của những người trong thành phố Nha Trang
và chuyện không thể tiễn đưa người bác ruột của mình cũng như những người thân
còn ở quê hương mình đến nơi an nghỉ cuối cùng là nỗi đau trong lòng tôi. Giờ
đây, khi nghĩ về bác Cung Giũ Nguyên, tôi sẽ tâm niệm những lời căn dặn của ông
về phương châm sống. Những điều mà nhà văn Ðào Thị Thanh Tuyền đã ghi lại trong
bài viết Cung Giũ Nguyên, Nhà Giáo Dục,
Nhà Báo và Nhà Văn như sau:
“Phương châm sống của ông gói gọn trong bốn từ: nguyên,
hanh, lợi, và trinh. Ông giải thích với tôi: ‘Nguyên là nguồn gốc - bất kỳ một
việc gì cũng phải truy tìm cho được nguồi gốc và giải thích câu hỏi tại sao.
Hanh là hanh thông - vượt lên những khó khăn; khi gặp khó khăn ta chia vấn đề
ra thành những vấn đề nhỏ, từ vấn đề nhỏ chia thành những vấn đề nhỏ nữa và
giải quyết từ từ. Lợi là lợi ích, lợi ích của mình phải gắn liền với lợi ích
của người khác, những điều viết ra làm sao cho nhiều người trên thế giới đọc
được. Trinh là hòa hợp - hòa hợp ở đây có ba ý: hòa hợp với thượng tôn, hòa hợp
với tha nhân và hòa hợp với chính mình. Trong mỗi con người đều tồn tại ông
thiện và ông ác, nhờ thượng tôn và những người xung quanh giúp đỡ để hòa hợp
với chính mình.’”
Cung
Thị Lan
Chủ nhật, 16 tháng 11 2008
Nguồn Tài liệu Tham Khảo và sử
dụng:
Công Khanh: Thời Gian và Cung Giũ
Nguyên- Tân Văn- 2008
Cung Giũ Nguyên: Thư
Mục Cung Giũ Nguyên 2002
Ðào Thị Thanh Tuyền: Cung
Giũ Nguyên, Nhà giáo dục, Nhà báo, Nhà văn
Đào Như: Dấu Chân Người Lính-Oak park ,Illinois , USA VN.NET 17/11/08
Học Bổng Nha Trang Khánh Hòa: http://qhbntkh.page.tl/
http://www.truyen-thong.org/so13/31.htmlhttp://tvvn.org/f97/trae-yng-cung-gia-nguya-n-ta-gia-cua-c-chae-i-18152/
Lời Chia Buồn, Phân Ưu và Tưỏng Niệm trong diễn đàn trường
Võ Tánh và Nữ Trung
Học Nha Trang
Mai Lĩnh: Cung Giũ Nguyên Cần Mẫn Tìm và Trao Tặng Tri Thức
Nguyễn Hữu Thứ: Giáo
Sư Cung Giũ Nguyên Một Nhà Trí Thức Huế Ðáng Kính –
(trang 21-31) Tuyển Tập Nhớ Huế
Canada- số 10 - xuân 1999
Nguyễn Phụng: Thầy
Cung Giũ Nguyên và Truyện Le Fils de la Baleine, Greensboro ,
Nguyễn Thanh Ty: Chữ
Trinh Còn Một Chút này! Boston 10/11/2008
Nguyễn Thành Thống: Vĩnh
biệt Thầy Cung Giũ Nguyên. Nha Trang ngày 8/11/2008 .
Nguồn Vietscience
Nguyễn Xuân Hoàng:
Thầy tôi, Nhà văn Cung Giũ Nguyên-Việt Tribune, năm 2001
Thanh Thảo: Trần Mai
Ninh và Bài thơ Nhớ Máu,
Trương Hồng Sơn: Điếu
văn, đại diện Trung tâm Cung Giũ Nguyên và một số học trò cũ
của Thầy Nguyên ở hải ngoại tháng
11, 2008
Ðể nghe tiếng nói của trưởng Cung Giũ Nguyên, kính mời vào trang sau:
The late Scholar, Scouter Cung Giu Nguyen:
13.11.2008
Chuyện Đời Chuyện Người (Thứ Năm 13/11/2008 ) - A Life Story: Nhà Giáo,
Nhà Văn, Học Giả, Trưởng HĐVN Cung Giũ Nguyên 1909-2008)
No comments:
Post a Comment