Những kỷ niệm xa xưa ngỡ đã tan biến theo năm tháng và sự bận rộn của đời sống.
Nhưng không, dấu yêu của ngày tháng cũ vẫn tìm ẩn trong từng tế bào, trong từng
mạch máu, trong tim và trong óc để rồi tuôn trào ra trong từng ý nghĩ khiến tôi
đã nhiều lần bâng khuâng trong những nỗi nhớ triền miên. Khi nghiệm lại, tôi ý
thức rằng hầu hết những kỷ niệm vui buồn của ngày tháng dấu yêu ấy đều thuộc về
thời gian trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong thời gian này, không gian tuyệt
mỹ của thành phố biển Nha Trang và ngôi trường thân thương Nữ Trung Học Huyền
Trân đã lưu lại trong tâm trí tôi một thời niên thiếu hết sức thuần khiết và dễ
thương khiến tôi không thể nào quên được.
Tôi đã nhiều lần khựng lại trước những giọt nước mưa bất chợt, khí nóng gắt của một mùa hè oi ả, những lùm cây xanh um tùm hay những đám học sinh nô đùa khi tan trường.
Những giọt nước mưa đã làm tôi nhớ da diết những ngày lội nước cùng bạn bè. Những chiếc áo dài tơ trắng ngày ấy thấm ướt nước mưa và hai ống quần sũng nước nhưng chúng tôi vẫn cười nói giòn tan trên đường đi thăm biển với mục đích duy nhất là để biết biển như thế nào trong mưa.
Nắng gắt và những lùm cây xanh lá thường đưa cho tôi về thời gian cùng đám bạn len lỏi trong những khu vườn ở Cầu Dứa, Bình Cang, Thành và Suối Dầu. Sau một ngày đi vườn như thế, chúng tôi thường có đầy ắp trái cây trong những chiếc giỏ trước ghi đông xe và những tiếng cười thích thú trên con đường Quốc Lộ về Nha Trang.
Những giòng nước trong xanh chảy lững lờ dưới những chân cầu thưòng làm tôi mơ màng trở về ngày đạp xe đạp mini cùng bạn bè qua hai chiếc cầu Hà Ra và Xóm Bóng . Chúng tôi thường lên Tháp Bà xin Xăm, rồi xuống Cù Lao đến nhà Cảnh Sơn ăn bánh căng, uống nước dừa. Thỉnh thoảng chúng tôi đạp xe đến tận đồi La San thăm vườn nhà bạn rồi đến Hòn Chồng và Bãi Dương để vọc nước biển và lượm ốc.
Những tiếng cười nói giòn giã của các em học sinh trung học thường gợi cho tôi nhớ lại những tiếng cười vui của bạn Nữ Trung Học trong giờ ra chơi. Những tà áo trắng chúng tôi tụm năm tụm bảy trên hàng lang, tụm đầu chia nhau những miếng xoài, những trái me và những trái cóc hay thấp thoáng đâu đó trong những bụi dương, tâm tình những điều bí mật. Và tôi nhớ nhất là những tà áo trắng ùa ra khỏi cổng trường như đàn bướm trắng bay ra khỏi khu vườn cấm.
Nhưng, không phải chỉ bấy nhiêu đó! Mọi vật thể, mọi cử chỉ, mọi hành vi và thái độ cư xử mà tôi tiếp nhận mỗi ngày thường làm tôi liên tưởng đến những gì mình trải nghiệm trước đây trong trường Nữ Trung Học Nha Trang. Một mảnh vải, một sợi chỉ màu, một cuộn giấy nhún, một cuộn ruban, một cuộn len, một hộp màu nước, mảnh giấy không ngay, chữ viết không rõ, sự không hài hòa của màu sắc, một thái độ bất kính, một hành xử không đẹp mắt… đều làm tôi so sánh sự tương phản giữa xưa và nay, ôn lại những lời khuyên răn của thầy cô và áp dụng những lời dạy dỗ cho những việc làm hiện tại của mình .
Cho đến nay, rất nhiều người nói tôi có khiếu sáng tạo. Tôi nghĩ họ nói không sai nhưng họ không biết tôi có được điều này là do tôi đã từng là học sinh trong ngôi trường Nữ Trung Học Nha Trang nơi có hai vị giáo sư nổi tiếng là cô giáo dạy nữ công gia chánh Thái Thị Bạch Vân và cô giáo dạy vẽ Nguyễn Thị Thanh Trí. Do được học các lớp đan, thêu may móc từ cô Bạch Vân và học thêm những thành phẩm đầy sáng tạo của bạn bè, tôi thường có thói quen suy nghĩ những điều mới mẻ. Sau năm 1975, mặc dù gia đình tôi lâm vào tình trạng chật vật và khó khăn hơn trước, tôi đã tận dụng những chiếc áo cũ, những cuộn len dư, những cuốn chỉ thừa rồi áp dụng những điều đã học để tự may, thêu và móc cho mình áo mới, khăn mới, mũ mới, và giỏ mới. Sang Mỹ, sau khi nhận bằng cử nhân về giáo dục và giáo dưỡng trẻ em, tôi lâm vào tình trạng thất nghiệp. Để đánh tan sự buồn lo của đứa con trai Út , tôi đã phải đóng kịch đi làm hàng ngày bằng cách đến tiệm làm Móng Tay của một cựu phụ huynh trong chương trình Head Start, chương trình mà tôi làm 10 năm, trước thời gian tôi thực tập ra trường. Trong tiệm làm Móng Tay, tôi chỉ tiếp khách hay phụ làm móng tay nước khi cô chủ cần. Vì không có bằng và không chuyên nên tôi làm rất ít. Buồn tình, tôi nhặt vài chiếc móng tay giả còn thừa trên bàn để tập vẽ rồi chế vài mẫu lạ cho hết giờ. Ngờ đâu những mẫu vẽ của tôi được các khách hàng để ý và yêu cầu tôi vẽ cho họ. Không những thế, có người còn yêu cầu tôi vẽ theo những mẫu có sẵn hay theo catalogue. Những hình vẽ do tôi tạo thường có những đường nét và vị trí giống như bản mẫu nhưng màu sắc thường khác hay na ná chứ không thể chính xác được. Thế nhưng, nếu tôi vẽ trên tất cả mười ngón tay thì các hình vẽ đều giống nhau. Vì lẽ đó mà khách hàng không phàn nàn. Đối với những móng tay giả cực dài thì tôi rất tự tin. Không khác gì những người vẽ móng chuyên nghiệp, tôi thường tạo ra mười bức tranh tuyệt đẹp, không khác biệt. Tôi đã kiếm được một số tiền khá lớn và tiền thưởng hậu hỉ từ việc làm này. Nhưng chuyện thu nhập không làm tôi vui sướng bằng lời khen của khách hàng. Một hôm, một bà khách bảo tôi vẽ tuỳ thích và tôi bảo tôi sẽ vẽ hình trừu tượng. Bà bằng lòng và nói tôi cứ tự nhiên. Nghe lời bà tôi tự nhiên phóng những đường cọ và màu sắc. Thế nhưng, sau khi hoàn tất , bà khách chỉ cho tôi hai chữ cảm ơn một cách lạnh lùng. Hai tuần sau, khi bà trở lại, bà yêu cầu tôi vẽ cho bà và cũng nói tôi vẽ theo ý thích của tôi. Tôi vâng lời nhưng lòng ngần ngại không hiểu nên vẽ vật thể hoa lá hay trừu tượng như lần trước. Tôi đang phân vân trong lúc chùi móng, chợt bà khách nói một cách thành khẩn: “Tôi xin lỗi cô về chuyện hôm trước!” Tôi ngạc nhiên hỏi lại “ Chuyện gì ạ? ” “Hôm nọ tôi không thích design mà cô vẽ nhưng lỡ nói cô muốn vẽ gì thì vẽ rồi nên tôi không thể đổi lại. Thế nhưng, khi về nhà, ngồi dưới ánh đèn, ngắm nó, tôi yêu thích nó lắm! Không hiểu sao tôi cảm thấy vui khi nhìn nó. Thế là sau mỗi bữa ăn tối tôi thường ngồi ngắm nó dưới ánh đèn luôn.” Tôi mỉm cười mãn nguyện. Tôi hiểu là những “ bức tranh” trừu tượng thường làm khách dị ứng ngay trong cái nhìn đầu tiên nhưng họ sẽ hiểu rõ hơn khi nhận ra sự bất tương xứng sẽ tạo nên sự kết hợp hợp lý và tương xứng bởi sự hài hòa trộn lẫn của màu sắc.Tôi nhớ nhiều đến những buổi học vẽ của cô Thanh Trí. Tôi nhớ tấm hình hai trái sabuchê và vú sữa tím mà tôi pha màu thật giống và số điểm tối đa mà cô cho tôi. Tôi nhớ những bức tranh tôi được cô chọn để trưng bày trong phòng triển lãm. Và khi nhớ những điều này, tôi chợt nhận ra rằng chỗ làm Móng Tay là một lớp học vẽ và những chiếc móng tay dù dài hay ngắn dù rộng hay hẹp sẽ là những tấm giấy màu trắng mà tôi sẽ trình bày một tác phẩm nghệ thuật bằng sự đam mê và sáng tạo để có những số điểm tối đa. Trong nỗi nhớ ấy, kỹ thuật pha màu và sự hài hòa của màu sắc do cô Thanh Trí chỉ dẫn luôn là cẩm nang cho sự chọn màu của tôi.
Trong một buổi gói quà Giáng Sinh cho các em vùng Hoa Thịnh Đốn cùng các trưởng và các em Hướng Đạo Chi Lăng , một trưởng Hướng Đạo khen tôi gói quà đẹp và nhanh. Tôi mỉm cười không đáp, tưởng trưởng nói đùa ai dè khi nghe trưởng nói đây là lần đầu tiên trưởng gói quà và gói với số lượng nhiều như vầy thì tôi sửng sờ. Tôi nghĩ dù gói nhiều hay ít chuyện gói quà là chuyện hết sức đơn giản nhưng lời nói thật tình của vị trưởng này đã làm tôi nhớ lại ngày thầy cô trường Nữ Trung Học Nha Trang dạy cho tôi gói sách và gói quà. Ngày ấy, tôi nghĩ đó là việc làm bắt buộc, không cần thiết nhưng đến lúc ấy tôi mới thấy rõ sự chỉ dạy tưởng như nhỏ nhặt, không đáng kể lại giúp ích cho tôi biết tính toán phạm vi của giấy gói, cách trình bày và cách thức gói nhanh đẹp để vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm vật dụng .
Khi học trong trường đại học Hoa Thịnh Đốn, tôi đã sửng sốt khi thấy vài sinh viên ngồi ngay trên bàn giáo sư . Thỉnh thoảng tôi thấy vài sinh viên nam lẫn nữ ngồi chập chễnh chân cao chân thấp trước mặt giáo sư. Không ít người xé tờ giấy nộp bài cho giáo sư với những đường xé rách bươm xiên xẹo. Mặc dù giáo sư trong trường đại học Mỹ tỏ vẻ bàng quang với thái độ “ bình đẳng quá đáng” của những sinh viên này, tôi không bao giờ làm như họ bởi tôi quan niệm giáo sư là thầy dạy mình, giáo sư là giáo sư. Mình là sinh viên, dù có lớn tuổi hơn giáo sư, sinh viên vẫn là sinh viên. Tôi không muốn bắt chước kiểu ngang hàng và bình đẳng với thầy cô giáo như những người bạn cùng lớp; cho nên, tôi kính trọng các giáo sư giảng dạy mình ngay cả chiếc bàn lúc họ không ngồi ở đó. Hơn nữa, Tôi cũng không bao giờ ngồi trên bàn bởi bàn không phải là vật để ngồi. Tôi cũng không bao giờ trình giáo sư một tấm giấy không ngay thẳng. Tôi nhớ lời thầy cô giáo trong trường Nữ Trung Học dạy tôi rằng: Tấm giấy không ngay ngắn thể hiện sự bất kính của mình đối với người nhận nó đồng thời thể hiện sự bất lịch sự của người trao. Tất nhiên tôi không thích cả hai điều này. Tôi còn nhớ lời dạy của thầy cô rằng chữ viết không rõ ràng và không ngay ngắn thể hiện người không ngay thẳng, rành mạch. Tôi đã làm theo lời dạy. Cố gắng hết sức mình tôi đã làm cho nét chữ xấu xí của mình trở thành dễ coi. Và nhờ đó tôi đã gây nhiều thiện cảm trong sự học và việc làm của mình.
Tính đến tháng 4 năm 2015, tôi xa ngôi trường Nữ Trung Học Nha Trang tròn 40 năm. Trong 40 năm qua tôi đã làm việc và sinh hoạt rất nhiều với các em thanh thiếu niên Việt Nam. Tôi đã từng tổ chức cho các em học sinh Sông Mao làm văn nghệ trong điều kiện khó khăn trong năm 1977, cắm trại tại trường Sông Mao năm 1980. Tôi đã hướng dẫn cho các em Hướng Đạo Chi Lăng từ năm 1995 đến năm 2016 đóng kịch, múa, hát, trang hoàng y phục, thêu , may, móc, làm hoa giấy, hoa vải kể cả làm bánh nấu ăn trong thời gian các em còn bỡ ngỡ khi vừa đến Mỹ. Mặc dù gây ấn tưởng khá lớn đối với các em và phụ huynh, tôi luôn tâm niệm sự thành công của mình xuất phát từ những gì tôi học trong trường trung học Huyền Trân Nha Trang. Tôi đã được giáo dục chu đáo từ một ngôi trường có uy tín với những vị giáo sư đáng kính.
Có vài nhận định cho rằng lối dạy và học trước năm 1975 là lối học từ chương, học vẹt. Phương pháp thầy nói trò nghe rồi học trò trả bài không cho học sinh cơ hội trao đổi, tìm tòi, và khám phá. Bản thân tôi đã từng là cô giáo nên tôi biết giáo dục có nhiều phương pháp dạy và hiểu rằng những phương pháp giảng dạy được áp dụng tuỳ bài giảng, tuỳ số lượng và khả năng của học sinh trong lớp. Tuy nhiên, lối học thuộc lòng không phải là lối học phản tác dụng. Ngược lại, nó giúp ích rất nhiều. Những kiến thức hằn trong trí giống như tài liệu của bộ nhớ computer, rất thuận tiện cho việc sử dụng bất cứ lúc nào. Từ thói quen học thuộc lòng trong các trường Nữ Tiểu Học và Nữ Trung Học Nha Trang, tôi tự học thuộc lòng các điều qui định của chương trình cấp phiếu gửi trẻ trong những ngày đầu nhận việc. Do thấu rõ các yêu cầu của chương trình, tôi không phải tìm tòi trong cẩm nang mỗi khi có những trường hợp phức tạp. Ngoài ra tôi còn có thói quen học thuộc tên tất cả những người làm cùng sở mặc dù họ làm cho các chương trình khác chứ không phải chương trình làm việc của tôi. Tôi còn học thuộc lòng những số điện thoại và số fax của một số sở làm mà sở chúng tôi thường xuyên liên lạc. Cho nên, khi tiếp xúc với khách hàng hay muốn liên lạc với các sở làm khác, tôi chỉ bấm số điện thoại mà không cần phải mở sổ. Khi những người bạn đồng nghiệp hỏi tôi số phone của sở làm nào đó và tôi nói ngay cho họ biết chứ không lục sổ tìm như một số người thì tôi nhớ những bài toán chạy của thầy Luận. Tôi đã học từ thầy rằng muốn tiết kiệm thời gian, và làm việc một cách nhanh chóng hữu hiệu, ta phải chuẩn bị sắp xếp những con số, những công thức trong bộ nhớ của mình.
Nói thế, không có nghĩa tôi là học sinh giỏi trong lớp. Tôi thường không tập trung trong các giờ học bởi tình cảnh thiếu thốn của gia đình tôi. Những giờ đầu tiên trong buổi sáng tôi thường bị xỉu và được bạn dìu đến phòng y tế. Nhìn mặt tái xanh của tôi, cô Gia Hương nói ngay: “Em không ăn sáng nên đói xỉu chứ chi? Nằm đó đi! Chờ cô ra trước cổng trường mua cho ổ bánh mì!” Thế là tôi có ổ bánh mì chan nước thịt ăn. Ăn xong, tỉnh hồn, tỉnh trí, tôi được cô cho phép về lớp học. Và tôi học thật “ngon lành” cho đến tận trưa. Khi sang Mỹ, làm cho chương trình Head Start, biết được tầm quan trọng của ăn sáng, tôi không bao giờ bỏ bữa ăn sáng nào. Mỗi lần ăn sáng tôi lại nhớ ổ bánh mì chan nước thịt mà cô Gia Hương mua cho tôi. Và mỗi lần có ổ bánh mì trong tay, mắt tôi thường xốn xang và lòng luôn quặn thắt.
Mỗi khi đi đến phòng y tế, tôi phải đi ngang qua văn phòng của các giáo sư, nơi mà tôi rất sợ và ngại. Trong ý nghĩ của tôi, văn phòng và bục giảng là những ranh giới lạnh lùng và xa cách giữa các giáo sư và tôi. Tôi không thích lai vãng trước văn phòng và cũng không thích bị gọi lên bảng trả bài. Dù thuộc bài làu làu chăng nữa, tôi vẫn có cảm giác sợ khi đứng gần thầy cô. Để trấn áp nỗi sợ, tôi hay cúi đầu, nhìn xuống chân hay đâu đó khi trả lời câu hỏi. Bảy năm trong trường Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang tôi chưa bao giờ được cô hiệu trưởng hay cô Tổng Giám Thị chiếu cố hỏi thăm dù chuyện tốt hay chuyện xấu. Số học sinh trong trường Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang khá đông và tôi không phải là học sinh nổi tiếng về học lực hay nghịch ngợm phá phách; cho nên, tôi được an phận với sự bình thường của mình. Tự tin với chuyện không giáo sư nào trong trường biết mình, tôi thường lẩn tránh tất cả các giáo sư để không phải chào hỏi. Có lần, đang bán cam, quýt, bưởi cùng má tôi trên đường Phan Bội Châu trước tiệm bánh Hóa Hưng, tôi phải vụt đứng lên chạy ra sau cánh cửa của gian hàng bán thiếc để núp vì thấy cô Tổng Giám Thị đang trên đường đi vào chợ Đầm. Ai dè khi ngang hàng trái cây, cô Tổng Giám Thị tiến đến những thúng cam của má tôi, rồi vén áo dài ngồi xuống cạnh má tôi thăm hỏi gì đó rất lâu; thế là, má tôi í ới gọi tên tôi và nhất định bắt tôi đến chào cô cho bằng được. Tôi đã phải làm y theo lệnh nhưng khi cô đi rồi, tôi cằn nhằn “Sao má lại kêu con đến chào cô để cô biết con trốn vậy? Con mặc đồ bộ như vầy mà bắt con chào cô! Má thật là không hiểu cho con gì hết!” Lúc nói như vậy, tôi hiểu thêm giá trị của chiếc áo dài trắng. Ở trường Nữ Trung Học, bọn con gái chúng tôi đều mặc đồng phục. Những chiếc áo dài trắng đồng phục không thể phô bày sự khác biệt giàu nghèo hay sang hèn. Còn bây giờ, không ở trong trường, hoàn cảnh nghèo khổ của gia đình tôi đã bị phơi bày một cách rõ rệt. Đã vậy, tôi còn bị phơi bày thêm bản tính “trốn cô giáo không chào” mới khổ! Tôi quá mắc cở đến độ không muốn nhắc lại chuyện vừa xảy ra. Và vì quá mắc cở tôi đã quên hỏi vì sao má tôi chẳng bao giờ đến trường Nữ Trung Học mà cô Tổng Giám Thị biết má và chào hỏi má như vậy. Cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ vì sao nhưng hình ảnh cô giáo với chiếc giỏ xinh, vén tà áo dài sang đẹp ngồi xuống vệ đường thăm hỏi một phụ huynh nghèo khổ trong áo bà ba đơn điệu và cái nón lá rách bươm là hình ảnh rất đẹp và rất đặc biệt.
Những nỗi nhớ của tôi thường là như thế! Chúng vụn vặt và lan man từ chuyện này sang chuyện khác nhưng chúng luôn luôn dài vô tận bởi những kỷ niệm không bao giờ cạn trong tâm hồn của tôi. Cho dù 40 năm qua, tôi chưa từng trở lại thăm trường cũ, tôi cũng chưa từng gặp lại hết thảy thầy cô và bạn bè xưa, nhưng tất cả đều ở trong trí, trong tim và trong từng việc làm hiện tại của tôi. Nếu lần nào đó bạn thấy tôi trầm ngâm trong sự im lặng , xin đừng xét đoán tôi là kẻ lạnh lùng. Đó là lúc tôi đắm mình trong ngày tháng dấu yêu xưa. Những ngày tháng đẹp như trong truyện cổ tích mà những nhân vật trong đó là những cô bé trong những chiếc áo dài trắng thật nhu mì và thật dễ thương.
Cung Th ị Lan
Tôi đã nhiều lần khựng lại trước những giọt nước mưa bất chợt, khí nóng gắt của một mùa hè oi ả, những lùm cây xanh um tùm hay những đám học sinh nô đùa khi tan trường.
Những giọt nước mưa đã làm tôi nhớ da diết những ngày lội nước cùng bạn bè. Những chiếc áo dài tơ trắng ngày ấy thấm ướt nước mưa và hai ống quần sũng nước nhưng chúng tôi vẫn cười nói giòn tan trên đường đi thăm biển với mục đích duy nhất là để biết biển như thế nào trong mưa.
Nắng gắt và những lùm cây xanh lá thường đưa cho tôi về thời gian cùng đám bạn len lỏi trong những khu vườn ở Cầu Dứa, Bình Cang, Thành và Suối Dầu. Sau một ngày đi vườn như thế, chúng tôi thường có đầy ắp trái cây trong những chiếc giỏ trước ghi đông xe và những tiếng cười thích thú trên con đường Quốc Lộ về Nha Trang.
Những giòng nước trong xanh chảy lững lờ dưới những chân cầu thưòng làm tôi mơ màng trở về ngày đạp xe đạp mini cùng bạn bè qua hai chiếc cầu Hà Ra và Xóm Bóng . Chúng tôi thường lên Tháp Bà xin Xăm, rồi xuống Cù Lao đến nhà Cảnh Sơn ăn bánh căng, uống nước dừa. Thỉnh thoảng chúng tôi đạp xe đến tận đồi La San thăm vườn nhà bạn rồi đến Hòn Chồng và Bãi Dương để vọc nước biển và lượm ốc.
Những tiếng cười nói giòn giã của các em học sinh trung học thường gợi cho tôi nhớ lại những tiếng cười vui của bạn Nữ Trung Học trong giờ ra chơi. Những tà áo trắng chúng tôi tụm năm tụm bảy trên hàng lang, tụm đầu chia nhau những miếng xoài, những trái me và những trái cóc hay thấp thoáng đâu đó trong những bụi dương, tâm tình những điều bí mật. Và tôi nhớ nhất là những tà áo trắng ùa ra khỏi cổng trường như đàn bướm trắng bay ra khỏi khu vườn cấm.
Nhưng, không phải chỉ bấy nhiêu đó! Mọi vật thể, mọi cử chỉ, mọi hành vi và thái độ cư xử mà tôi tiếp nhận mỗi ngày thường làm tôi liên tưởng đến những gì mình trải nghiệm trước đây trong trường Nữ Trung Học Nha Trang. Một mảnh vải, một sợi chỉ màu, một cuộn giấy nhún, một cuộn ruban, một cuộn len, một hộp màu nước, mảnh giấy không ngay, chữ viết không rõ, sự không hài hòa của màu sắc, một thái độ bất kính, một hành xử không đẹp mắt… đều làm tôi so sánh sự tương phản giữa xưa và nay, ôn lại những lời khuyên răn của thầy cô và áp dụng những lời dạy dỗ cho những việc làm hiện tại của mình .
Cho đến nay, rất nhiều người nói tôi có khiếu sáng tạo. Tôi nghĩ họ nói không sai nhưng họ không biết tôi có được điều này là do tôi đã từng là học sinh trong ngôi trường Nữ Trung Học Nha Trang nơi có hai vị giáo sư nổi tiếng là cô giáo dạy nữ công gia chánh Thái Thị Bạch Vân và cô giáo dạy vẽ Nguyễn Thị Thanh Trí. Do được học các lớp đan, thêu may móc từ cô Bạch Vân và học thêm những thành phẩm đầy sáng tạo của bạn bè, tôi thường có thói quen suy nghĩ những điều mới mẻ. Sau năm 1975, mặc dù gia đình tôi lâm vào tình trạng chật vật và khó khăn hơn trước, tôi đã tận dụng những chiếc áo cũ, những cuộn len dư, những cuốn chỉ thừa rồi áp dụng những điều đã học để tự may, thêu và móc cho mình áo mới, khăn mới, mũ mới, và giỏ mới. Sang Mỹ, sau khi nhận bằng cử nhân về giáo dục và giáo dưỡng trẻ em, tôi lâm vào tình trạng thất nghiệp. Để đánh tan sự buồn lo của đứa con trai Út , tôi đã phải đóng kịch đi làm hàng ngày bằng cách đến tiệm làm Móng Tay của một cựu phụ huynh trong chương trình Head Start, chương trình mà tôi làm 10 năm, trước thời gian tôi thực tập ra trường. Trong tiệm làm Móng Tay, tôi chỉ tiếp khách hay phụ làm móng tay nước khi cô chủ cần. Vì không có bằng và không chuyên nên tôi làm rất ít. Buồn tình, tôi nhặt vài chiếc móng tay giả còn thừa trên bàn để tập vẽ rồi chế vài mẫu lạ cho hết giờ. Ngờ đâu những mẫu vẽ của tôi được các khách hàng để ý và yêu cầu tôi vẽ cho họ. Không những thế, có người còn yêu cầu tôi vẽ theo những mẫu có sẵn hay theo catalogue. Những hình vẽ do tôi tạo thường có những đường nét và vị trí giống như bản mẫu nhưng màu sắc thường khác hay na ná chứ không thể chính xác được. Thế nhưng, nếu tôi vẽ trên tất cả mười ngón tay thì các hình vẽ đều giống nhau. Vì lẽ đó mà khách hàng không phàn nàn. Đối với những móng tay giả cực dài thì tôi rất tự tin. Không khác gì những người vẽ móng chuyên nghiệp, tôi thường tạo ra mười bức tranh tuyệt đẹp, không khác biệt. Tôi đã kiếm được một số tiền khá lớn và tiền thưởng hậu hỉ từ việc làm này. Nhưng chuyện thu nhập không làm tôi vui sướng bằng lời khen của khách hàng. Một hôm, một bà khách bảo tôi vẽ tuỳ thích và tôi bảo tôi sẽ vẽ hình trừu tượng. Bà bằng lòng và nói tôi cứ tự nhiên. Nghe lời bà tôi tự nhiên phóng những đường cọ và màu sắc. Thế nhưng, sau khi hoàn tất , bà khách chỉ cho tôi hai chữ cảm ơn một cách lạnh lùng. Hai tuần sau, khi bà trở lại, bà yêu cầu tôi vẽ cho bà và cũng nói tôi vẽ theo ý thích của tôi. Tôi vâng lời nhưng lòng ngần ngại không hiểu nên vẽ vật thể hoa lá hay trừu tượng như lần trước. Tôi đang phân vân trong lúc chùi móng, chợt bà khách nói một cách thành khẩn: “Tôi xin lỗi cô về chuyện hôm trước!” Tôi ngạc nhiên hỏi lại “ Chuyện gì ạ? ” “Hôm nọ tôi không thích design mà cô vẽ nhưng lỡ nói cô muốn vẽ gì thì vẽ rồi nên tôi không thể đổi lại. Thế nhưng, khi về nhà, ngồi dưới ánh đèn, ngắm nó, tôi yêu thích nó lắm! Không hiểu sao tôi cảm thấy vui khi nhìn nó. Thế là sau mỗi bữa ăn tối tôi thường ngồi ngắm nó dưới ánh đèn luôn.” Tôi mỉm cười mãn nguyện. Tôi hiểu là những “ bức tranh” trừu tượng thường làm khách dị ứng ngay trong cái nhìn đầu tiên nhưng họ sẽ hiểu rõ hơn khi nhận ra sự bất tương xứng sẽ tạo nên sự kết hợp hợp lý và tương xứng bởi sự hài hòa trộn lẫn của màu sắc.Tôi nhớ nhiều đến những buổi học vẽ của cô Thanh Trí. Tôi nhớ tấm hình hai trái sabuchê và vú sữa tím mà tôi pha màu thật giống và số điểm tối đa mà cô cho tôi. Tôi nhớ những bức tranh tôi được cô chọn để trưng bày trong phòng triển lãm. Và khi nhớ những điều này, tôi chợt nhận ra rằng chỗ làm Móng Tay là một lớp học vẽ và những chiếc móng tay dù dài hay ngắn dù rộng hay hẹp sẽ là những tấm giấy màu trắng mà tôi sẽ trình bày một tác phẩm nghệ thuật bằng sự đam mê và sáng tạo để có những số điểm tối đa. Trong nỗi nhớ ấy, kỹ thuật pha màu và sự hài hòa của màu sắc do cô Thanh Trí chỉ dẫn luôn là cẩm nang cho sự chọn màu của tôi.
Trong một buổi gói quà Giáng Sinh cho các em vùng Hoa Thịnh Đốn cùng các trưởng và các em Hướng Đạo Chi Lăng , một trưởng Hướng Đạo khen tôi gói quà đẹp và nhanh. Tôi mỉm cười không đáp, tưởng trưởng nói đùa ai dè khi nghe trưởng nói đây là lần đầu tiên trưởng gói quà và gói với số lượng nhiều như vầy thì tôi sửng sờ. Tôi nghĩ dù gói nhiều hay ít chuyện gói quà là chuyện hết sức đơn giản nhưng lời nói thật tình của vị trưởng này đã làm tôi nhớ lại ngày thầy cô trường Nữ Trung Học Nha Trang dạy cho tôi gói sách và gói quà. Ngày ấy, tôi nghĩ đó là việc làm bắt buộc, không cần thiết nhưng đến lúc ấy tôi mới thấy rõ sự chỉ dạy tưởng như nhỏ nhặt, không đáng kể lại giúp ích cho tôi biết tính toán phạm vi của giấy gói, cách trình bày và cách thức gói nhanh đẹp để vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm vật dụng .
Khi học trong trường đại học Hoa Thịnh Đốn, tôi đã sửng sốt khi thấy vài sinh viên ngồi ngay trên bàn giáo sư . Thỉnh thoảng tôi thấy vài sinh viên nam lẫn nữ ngồi chập chễnh chân cao chân thấp trước mặt giáo sư. Không ít người xé tờ giấy nộp bài cho giáo sư với những đường xé rách bươm xiên xẹo. Mặc dù giáo sư trong trường đại học Mỹ tỏ vẻ bàng quang với thái độ “ bình đẳng quá đáng” của những sinh viên này, tôi không bao giờ làm như họ bởi tôi quan niệm giáo sư là thầy dạy mình, giáo sư là giáo sư. Mình là sinh viên, dù có lớn tuổi hơn giáo sư, sinh viên vẫn là sinh viên. Tôi không muốn bắt chước kiểu ngang hàng và bình đẳng với thầy cô giáo như những người bạn cùng lớp; cho nên, tôi kính trọng các giáo sư giảng dạy mình ngay cả chiếc bàn lúc họ không ngồi ở đó. Hơn nữa, Tôi cũng không bao giờ ngồi trên bàn bởi bàn không phải là vật để ngồi. Tôi cũng không bao giờ trình giáo sư một tấm giấy không ngay thẳng. Tôi nhớ lời thầy cô giáo trong trường Nữ Trung Học dạy tôi rằng: Tấm giấy không ngay ngắn thể hiện sự bất kính của mình đối với người nhận nó đồng thời thể hiện sự bất lịch sự của người trao. Tất nhiên tôi không thích cả hai điều này. Tôi còn nhớ lời dạy của thầy cô rằng chữ viết không rõ ràng và không ngay ngắn thể hiện người không ngay thẳng, rành mạch. Tôi đã làm theo lời dạy. Cố gắng hết sức mình tôi đã làm cho nét chữ xấu xí của mình trở thành dễ coi. Và nhờ đó tôi đã gây nhiều thiện cảm trong sự học và việc làm của mình.
Tính đến tháng 4 năm 2015, tôi xa ngôi trường Nữ Trung Học Nha Trang tròn 40 năm. Trong 40 năm qua tôi đã làm việc và sinh hoạt rất nhiều với các em thanh thiếu niên Việt Nam. Tôi đã từng tổ chức cho các em học sinh Sông Mao làm văn nghệ trong điều kiện khó khăn trong năm 1977, cắm trại tại trường Sông Mao năm 1980. Tôi đã hướng dẫn cho các em Hướng Đạo Chi Lăng từ năm 1995 đến năm 2016 đóng kịch, múa, hát, trang hoàng y phục, thêu , may, móc, làm hoa giấy, hoa vải kể cả làm bánh nấu ăn trong thời gian các em còn bỡ ngỡ khi vừa đến Mỹ. Mặc dù gây ấn tưởng khá lớn đối với các em và phụ huynh, tôi luôn tâm niệm sự thành công của mình xuất phát từ những gì tôi học trong trường trung học Huyền Trân Nha Trang. Tôi đã được giáo dục chu đáo từ một ngôi trường có uy tín với những vị giáo sư đáng kính.
Có vài nhận định cho rằng lối dạy và học trước năm 1975 là lối học từ chương, học vẹt. Phương pháp thầy nói trò nghe rồi học trò trả bài không cho học sinh cơ hội trao đổi, tìm tòi, và khám phá. Bản thân tôi đã từng là cô giáo nên tôi biết giáo dục có nhiều phương pháp dạy và hiểu rằng những phương pháp giảng dạy được áp dụng tuỳ bài giảng, tuỳ số lượng và khả năng của học sinh trong lớp. Tuy nhiên, lối học thuộc lòng không phải là lối học phản tác dụng. Ngược lại, nó giúp ích rất nhiều. Những kiến thức hằn trong trí giống như tài liệu của bộ nhớ computer, rất thuận tiện cho việc sử dụng bất cứ lúc nào. Từ thói quen học thuộc lòng trong các trường Nữ Tiểu Học và Nữ Trung Học Nha Trang, tôi tự học thuộc lòng các điều qui định của chương trình cấp phiếu gửi trẻ trong những ngày đầu nhận việc. Do thấu rõ các yêu cầu của chương trình, tôi không phải tìm tòi trong cẩm nang mỗi khi có những trường hợp phức tạp. Ngoài ra tôi còn có thói quen học thuộc tên tất cả những người làm cùng sở mặc dù họ làm cho các chương trình khác chứ không phải chương trình làm việc của tôi. Tôi còn học thuộc lòng những số điện thoại và số fax của một số sở làm mà sở chúng tôi thường xuyên liên lạc. Cho nên, khi tiếp xúc với khách hàng hay muốn liên lạc với các sở làm khác, tôi chỉ bấm số điện thoại mà không cần phải mở sổ. Khi những người bạn đồng nghiệp hỏi tôi số phone của sở làm nào đó và tôi nói ngay cho họ biết chứ không lục sổ tìm như một số người thì tôi nhớ những bài toán chạy của thầy Luận. Tôi đã học từ thầy rằng muốn tiết kiệm thời gian, và làm việc một cách nhanh chóng hữu hiệu, ta phải chuẩn bị sắp xếp những con số, những công thức trong bộ nhớ của mình.
Nói thế, không có nghĩa tôi là học sinh giỏi trong lớp. Tôi thường không tập trung trong các giờ học bởi tình cảnh thiếu thốn của gia đình tôi. Những giờ đầu tiên trong buổi sáng tôi thường bị xỉu và được bạn dìu đến phòng y tế. Nhìn mặt tái xanh của tôi, cô Gia Hương nói ngay: “Em không ăn sáng nên đói xỉu chứ chi? Nằm đó đi! Chờ cô ra trước cổng trường mua cho ổ bánh mì!” Thế là tôi có ổ bánh mì chan nước thịt ăn. Ăn xong, tỉnh hồn, tỉnh trí, tôi được cô cho phép về lớp học. Và tôi học thật “ngon lành” cho đến tận trưa. Khi sang Mỹ, làm cho chương trình Head Start, biết được tầm quan trọng của ăn sáng, tôi không bao giờ bỏ bữa ăn sáng nào. Mỗi lần ăn sáng tôi lại nhớ ổ bánh mì chan nước thịt mà cô Gia Hương mua cho tôi. Và mỗi lần có ổ bánh mì trong tay, mắt tôi thường xốn xang và lòng luôn quặn thắt.
Mỗi khi đi đến phòng y tế, tôi phải đi ngang qua văn phòng của các giáo sư, nơi mà tôi rất sợ và ngại. Trong ý nghĩ của tôi, văn phòng và bục giảng là những ranh giới lạnh lùng và xa cách giữa các giáo sư và tôi. Tôi không thích lai vãng trước văn phòng và cũng không thích bị gọi lên bảng trả bài. Dù thuộc bài làu làu chăng nữa, tôi vẫn có cảm giác sợ khi đứng gần thầy cô. Để trấn áp nỗi sợ, tôi hay cúi đầu, nhìn xuống chân hay đâu đó khi trả lời câu hỏi. Bảy năm trong trường Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang tôi chưa bao giờ được cô hiệu trưởng hay cô Tổng Giám Thị chiếu cố hỏi thăm dù chuyện tốt hay chuyện xấu. Số học sinh trong trường Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang khá đông và tôi không phải là học sinh nổi tiếng về học lực hay nghịch ngợm phá phách; cho nên, tôi được an phận với sự bình thường của mình. Tự tin với chuyện không giáo sư nào trong trường biết mình, tôi thường lẩn tránh tất cả các giáo sư để không phải chào hỏi. Có lần, đang bán cam, quýt, bưởi cùng má tôi trên đường Phan Bội Châu trước tiệm bánh Hóa Hưng, tôi phải vụt đứng lên chạy ra sau cánh cửa của gian hàng bán thiếc để núp vì thấy cô Tổng Giám Thị đang trên đường đi vào chợ Đầm. Ai dè khi ngang hàng trái cây, cô Tổng Giám Thị tiến đến những thúng cam của má tôi, rồi vén áo dài ngồi xuống cạnh má tôi thăm hỏi gì đó rất lâu; thế là, má tôi í ới gọi tên tôi và nhất định bắt tôi đến chào cô cho bằng được. Tôi đã phải làm y theo lệnh nhưng khi cô đi rồi, tôi cằn nhằn “Sao má lại kêu con đến chào cô để cô biết con trốn vậy? Con mặc đồ bộ như vầy mà bắt con chào cô! Má thật là không hiểu cho con gì hết!” Lúc nói như vậy, tôi hiểu thêm giá trị của chiếc áo dài trắng. Ở trường Nữ Trung Học, bọn con gái chúng tôi đều mặc đồng phục. Những chiếc áo dài trắng đồng phục không thể phô bày sự khác biệt giàu nghèo hay sang hèn. Còn bây giờ, không ở trong trường, hoàn cảnh nghèo khổ của gia đình tôi đã bị phơi bày một cách rõ rệt. Đã vậy, tôi còn bị phơi bày thêm bản tính “trốn cô giáo không chào” mới khổ! Tôi quá mắc cở đến độ không muốn nhắc lại chuyện vừa xảy ra. Và vì quá mắc cở tôi đã quên hỏi vì sao má tôi chẳng bao giờ đến trường Nữ Trung Học mà cô Tổng Giám Thị biết má và chào hỏi má như vậy. Cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ vì sao nhưng hình ảnh cô giáo với chiếc giỏ xinh, vén tà áo dài sang đẹp ngồi xuống vệ đường thăm hỏi một phụ huynh nghèo khổ trong áo bà ba đơn điệu và cái nón lá rách bươm là hình ảnh rất đẹp và rất đặc biệt.
Những nỗi nhớ của tôi thường là như thế! Chúng vụn vặt và lan man từ chuyện này sang chuyện khác nhưng chúng luôn luôn dài vô tận bởi những kỷ niệm không bao giờ cạn trong tâm hồn của tôi. Cho dù 40 năm qua, tôi chưa từng trở lại thăm trường cũ, tôi cũng chưa từng gặp lại hết thảy thầy cô và bạn bè xưa, nhưng tất cả đều ở trong trí, trong tim và trong từng việc làm hiện tại của tôi. Nếu lần nào đó bạn thấy tôi trầm ngâm trong sự im lặng , xin đừng xét đoán tôi là kẻ lạnh lùng. Đó là lúc tôi đắm mình trong ngày tháng dấu yêu xưa. Những ngày tháng đẹp như trong truyện cổ tích mà những nhân vật trong đó là những cô bé trong những chiếc áo dài trắng thật nhu mì và thật dễ thương.
No comments:
Post a Comment