Những chân tình không thể nào quên
Cung Thị Lan
Sau
khi xuất bản Hồi Ký Những Tấm Lòng Nhân
Ái, tôi hết lòng tìm thuyền trưởng
Jørgen Olesen, nhưng Google
không cho tôi mảy may tin tức của vị ân
nhân cứu vớt 3 người trong gia đình chúng tôi cùng 28 người khác trong chuyến vượt biển năm 1989. Trong lúc tuyệt vọng, tôi nhận được một điện thư lạ. Người viết giới
thiệu tên là Phương Linh. Phương Linh cho biết là nàng được bạn nàng báo cho biết là
tôi viết sách về thuyền trưởng Jørgen Olesen. Khi biết điều này, nàng đã
gọi báo cho bà Ruth vợ ông thuyền trưởng biết ngay. Bà Ruth rất cảm động vì tôi còn nhớ đến chồng bà
và vì tha thiết muốn liên lạc với tôi nên nàng viết thư báo cho tôi hay. Phương Linh kể là bà thuyền trưởng rất thương thuyền nhân Việt Nam. Ông bà thương người tị nạn
Việt Nam như con cháu ruột nên tận tình chăm sóc mọi người từ lúc bỡ ngỡ trên đất Đan Mạch
cho đến lúc” đủ lông đủ cánh “ mới thôi. Phương Linh cho biết thuyền trưởng Jørgen Olesen đã qua
đời. Vợ chồng thuyền trưởng hai con, có một
trai một gái nhưng đều ở xa. Bà Ruth hiện thời đau ốm liên miên và đang
sống với chú chó tên Cherie. Cherie
là niềm vui duy nhất của bà . Trong thư,
Phương Linh gửi cho tôi bức ảnh của vợ chồng thuyền trưởng và email của bà Ruth.
Đọc thư Phương Linh xong, tôi viết thư gửi bà Ruth ngay. Sau đó, tôi mới gửi thư cảm ơn Phương Linh kèm theo bức thư tôi gửi cho bà thuyền trưởng. Bức thư bằng tiếng Anh với những lời rất gọn như sau:
Dear Jolie,
I am Lan Cung , a Vietnamese refugee who was rescuced by your husband, captain Jørgen Olesen. I would like to send some pictures that I have from Denmark ship
I would like to have your address so that I can mail my book Unforgettable Kindness to you.
Best wishes,
Cung Thi Lan
Mặc dầu phân vân với tên
Ruth theo cách gọi của Phương Linh và Jolie theo tên của địa chỉ điện thư, tôi
nôn nóng dùng tên trong địa chỉ điện thư để thư cho
vợ thuyền trưởng . Sau này tôi mới được Phương Linh giải thích Jolie là
nickname trong khi Ruth là tên thật của bà thuyền trưởng. Qua những bức điện
thư trao đổi, Phương Linh bày tỏ ý định giúp tôi và chồng tôi đến thăm bà Ruth.
Phương Linh cho biết nhà nàng cách nhà bà khoảng 3 tiếng rưỡi lái xe. Mặc
dù thì giờ rất là hạn hẹp, nhưng nàng cố
gắng đến thăm bà Ruth và mộ thuyền trưởng Olesen vì trước đây ông bà thuyền trưởng từng
nuôi nàng và thường xuyên đưa nàng đi học và
rước về. Phương Linh còn nói thêm là bà thuyền trưởng sẽ rất mừng khi tôi đến thăm vì bà là
người rất tình cảm và rất đặc biệt.
Bà thuyền trưởng quả là tình cảm như Phương Linh nói. Bà hết lời cảm ơn tôi về cuốn sách Unforgettable Kindness mà tôi gửi tặng đồng thời cho phép cho tôi đến thăm bà.
An tâm với sự hiếu khách của bà Ruth và lời
mời thành thật của Phương Linh, tôi quyết định đến Đan Mạch Vì một lần đi là một lần khó, tôi định thăm bạn bè và bà con ở Châu Âu luôn.
Được biết Tường Vi nhà văn Võ Thị Trúc Giang ( Lúa 9) đang ở biên giới
Đức và Pháp ,tôi dượm lời hỏi bạn hữu
trong nhóm Giọt Mưa Seatle nếu tất cả muốn du lịch ở Châu Âu để có cơ hội gặp mặt và
chụp hình du lịch chung làm kỷ
niệm. Nhà văn Võ Thị Trúc Giang ( Lúa 9)
sốt sắng lên kế hoạch tiếp
đón và đưa chúng tôi đi chơi nhưng cuối cùng không ai tham gia chỉ còn vợ
chồng tôi. Khi chuẩn bị mua vé,tôi nhắn tin cho Như
Ý, em bà con cô cậu của tôi, biết thời gian tôi sẽ sang Pháp đồng thời gửi điện thư báo cho chị Hát, chị bạn đồng nghiệp của tôi cùng trường Hải Ninh,
Sông Mao biết tin là tôi đi châu Âu
nhưng chỉ có thể đi Đan Mạch, Đức và Pháp vì tôi không đủ thời gian đi nhiều
nước. Tôi xin lỗi chị và hứa sẽ du lịch Nam Âu khoảng 3,4 năm sau. Chị Hát hồi
âm với lời thư hết sức quả quyết. Chị nói tôi cố gắng thăm chị, chứ đợi đến 4,5
năm sau mới đến nước Ý thì không còn gặp chị nữa! Đọc thư, tôi kinh hoảng. Tôi đã nghe em chị nói phong phanh về sức khỏe không ổn định của chị, nay chị khẳng định điều này thì tôi không thể chần chờ thêm. Tôi nôn nóng báo cho chồng tôi biết rồi cả hai xin thêm phép nghỉ trước khi mua vé máy bay từ Pháp sang Ý để thăm chị Hát.
Vợ chồng tôi gộp hết các địa
chỉ điện thư của chị Hát, Tường Vi( Nhà văn Võ Thị Trúc Giang (Lúa 9), Như Ý và
Phương Linh thành một nhóm điện thư để tiện liên lạc rồi gửi tóm tắt lịch trình như sau:
1) From DC to Copenhagen:
Depart from DC: Aug/31/14 @5:15pm IAD - SAS
#926
Arrive Copenhagen CPH (Ter#3) Sep/01/14 @7:15am
Ở Dan Mach chơi
voi Phương Linh va anh Trí ( Chồng Phương Linh) từ Monday Sep 01 đến Thursday Sep 04, 2014.
Sáng thứ Sáu Sep 05 sẽ rời Đan Mạch để đi Đức.
2) From Flensburg to
Saarbrücken (Friday Sep 05 2014)
Depart: Flensburg at 6:09am on Fri Sep 05 (Hamburg+Mannheim+Kaiserslautern)
Arrive: Saarbrücken
at 14:56pm (RE 12150)
Ở chơi với gia đình Tường Vi Friday afternoon Sep 05 đến Sunday Sep 07,
2014. Monday Sep 08 sẽ rời Saarbrücken để đi Paris.
3) From Saarbrücken to
Paris (Monday Sep 08 2014):
Depart from Saarbrücken Hbf at 8:00am on Mon Sep 08 (ICE 9558)
Arrive
Paris Est at 9:50am
Ở Paris với gia đình Như Ý từ
Monday Sep 08 den Thursday Sep 11, 2014. Friday morning Sep 12, 2014 bay đi
Milan
4) From Paris
Charles de Gaulle to Milan Malpensa (Sep 12, 2014)
Flight #2780 Seat 7E and 7F+2 checked bags.
Depart @8:30am from CDG (Ter#2D) and arrive Malpensa (Ter#2) @10:00am.
Sánh thứ Sáu (Friday) đến Milan và sẽ ở chơi với gia đình chị Hát từ thứ Sáu đến
thứ Hai Sep 15.
Sáng thứ Ba, (Tuesday)
Sep 16, 2014 rời Milan về lại Mỹ.
5) From Milan to
DC:
Leave Milan Malpensa Airport on Sep 16 2014 @11:20am (Ter#1) SAS1686
Arrive DC @11:59pm by United 1520
Thực
sự, tôi muốn thăm vài người bạn ở Hoà Lan và Bỉ nhưng thì giờ eo hẹp nên đành
theo lịch trình này. Không ngờ Tường Vi
gửi thư cho tôi biết ý định là Tường Vi
sẽ đưa tôi đi ăn kem tại Đức và đưa vợ chồng tôi đến Bỉ để ngắm cảnh.
Mừng rỡ, tôi bỏ thêm địa chỉ điện thư của
anh Tín và Minh Trang vào cả nhóm điện
thư Du Lịch Châu Âu của mình rồi báo cho
anh Tín và Minh Trang biết anh Khánh và Tường Vi sẽ đưa tôi đến Bỉ:
Anh Tín và Minh Trang ơi,
Anh Khánh và Tường Vi sẽ đưa Hiệp
Lan đến Bỉ vào sáng chủ Nhật ngày 7 tháng 9. Tụi Lan đi sớm vì anh
Khánh lái xe khoảng 4 tiếng. Có lẽ tụi Lan đến lúc10 giờ trưa ( Tuỳ thời gian
khởi hành) Lan nhờ anh Tín và Minh Trang báo với anh Thiệu và chị Ngọc dùm Tụi
mình gặp nhau chụp hình làm kỷ niệm ròi đi chơi đâu đó thuận
tiện vì tụi Lan phải trở về nhà anh Khánh và Tường vì sớm để sáng
ngày 8 tháng 9 tụi Lan sang Pháp thăm anh Dần và Như Ý. Không biết Minh
Trang có liên lạc với Kiều Oanh không? Nếu có thì nhắn tin dùm CL với nha. Lan
mất liên lạc. Hình như facebook của KO có gì đó. Lan sẽ cố gắng liên lạc
tiếp nhưng nghĩ có duyên thì mới gặp được.
Anh
Tín và Minh Trang là hai người bạn rất
quý mến vợ chồng tôì, thường rủ chúng tôi sang Bỉ chơi luôn; cho nên sau khi nhận
thư của tôi, anh Tín và Minh Trang sốt sắng liên lạc với Tường Vi hẹn ngày giờ , gọi điện mời anh Thiệu và chị Ngọc( Đồng môn trường NTH và CDSP Nha Trang ) đến ăn cơm tối để gặp chúng tôi, và liên lạc với
Như Ý, em họ tôi đồng thời cũng là bạn chung nhóm CCH( Cựu Võ Tánh- Nữ Trung học
Nha Trang) hẹn ngày giờ đưa vợ chồng tôi
sang Pháp. Thật là cảm động khi biết cả hai rất bận rộn nhưng đã nhanh chóng hồi âm thư cho cả nhóm:
Hello NY ,
Tín & Trang sẽ chở CLan và anh Hiệp qua đến nhà NY vào khoảng 12h (có thể sớm hơn) ngày thứ Hai mùng 8 tới này : khởi hành đi từ Bruxelles vào khoảng 08h hoặc 09h thì mất 2h30 để tới Paris.
CLan & anh Hiệp thân ,
Tín sẽ cô gắng đưa các bạn đi coi Meise Botanic Garden vào buổi trưa (hết cũng là gần 3 tiếng) , tùy theo giờ giấc vợ chồng Tường Vì quá tới Bruxelles . Và sau đó đi chụp hình vài nơi nổi tiếng tại đây , hy vọng là sẽ đủ thời gian .
Tối thì về nhà tụi này ăn cơm tối cùng với chị Ngọc và anh Thiệu : đã phone báo cho chị Ngọc biết rồi , thế nào chị Ngọc cũng sẽ tới để gặp lại CLan .
Enjoy your trip !!!
Tín & Trang sẽ chở CLan và anh Hiệp qua đến nhà NY vào khoảng 12h (có thể sớm hơn) ngày thứ Hai mùng 8 tới này : khởi hành đi từ Bruxelles vào khoảng 08h hoặc 09h thì mất 2h30 để tới Paris.
CLan & anh Hiệp thân ,
Tín sẽ cô gắng đưa các bạn đi coi Meise Botanic Garden vào buổi trưa (hết cũng là gần 3 tiếng) , tùy theo giờ giấc vợ chồng Tường Vì quá tới Bruxelles . Và sau đó đi chụp hình vài nơi nổi tiếng tại đây , hy vọng là sẽ đủ thời gian .
Tối thì về nhà tụi này ăn cơm tối cùng với chị Ngọc và anh Thiệu : đã phone báo cho chị Ngọc biết rồi , thế nào chị Ngọc cũng sẽ tới để gặp lại CLan .
Enjoy your trip !!!
Tin & Minh
Trang (NGUYEN & MAI)
Thế
là lịch của chúng tôi có chút thay đổi: Thay vì chúng tôi ở chơi với Tường Vi đến
ngày 8 tháng 9 rồi đón tàu lửa từ Saarbrücken đến Paris để ở nhà Như Ý thì ngày 7 tháng 9 anh Khánh và
Tường Vi chở vợ chồng tôi sang Bỉ ở nhà anh Tín và Minh Trang rồi chủ nhật anh
Tín và Minh Trang sẽ đưa chúng tôi thẳng đến nhà Như Ý. Không gì vui sướng và
an tâm hơn thế, chúng tôi mua vé máy
bay, vé tàu lửa và chuẩn bị lên đường.
Đến
gần ngày khởi hành, tôi thường vào Internet xem thời tiết châu Âu và vô cùng thất
vọng khi thấy các nước châu Âu, đặc biệt Bắc Âu bị mưa liên tục. Tôi tự an ủi là gặp bà con bạn
bè cũng đủ vui rồi không cần phải trời đẹp cảnh xinh nhưng lòng tôi luôn hy vọng chuyến đi sẽ may mắn như những chuyến đi chơi xa trước đó của vợ chồng tôi.
Đúng
như tôi hy vọng: Vào lúc 10 giờ sáng ngày
1 tháng 9 năm 2014, khi chúng tôi đến
phi trường Copenhagen trời đang mưa lất phất bỗng ngưng hẳn. Tôi xúc động khi thấy
Phương Linh và Trí đang đứng ngay ngắn chờ đón chúng tôi với vẻ lo lắng. Vì máy bay đến trễ gần
hai tiếng nên
cả hai đã phải đứng chờ rất lâu nhưng tôi chẳng thấy chút phật lòng
nào biểu hiện trên khuôn mặt của họ .
Với vẻ hiền hậu, lời nói chân chất, và cử chỉ ân cần,
vợ chồng Phương Linh và Trí cho tôi cảm giác như được hai người em đón anh chị ở
xa về. Tôi cảm ơn Trí hết lời vì biết Trí
xin nghỉ làm đưa Phương Linh đón vợ chồng chúng tôi. Trước khi đến Đan Mạch tôi
biết Phương Linh là cựu học sinh trường nữ trung học Trưng Vương Sài Gòn và Trí là con trai thứ của
thầy hiệu trưởng trường trung học Võ Tánh Nha Trang, nơi chồng tôi từng theo học.
Tôi đã gặp thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Giang tại các hội ngộ lớn nhỏ do cựu học sinh hai
trường Võ Tánh và Nữ Trung học Nha Trang tổ chức tại Texas và Virginia nhưng tôi không ngờ có
ngày đến Đan Mạch nơi thầy cư ngụ và gặp con trai thầy tại đây.
Chất hành lý vào xe xong, Trí và Phương
Linh đưa chúng tôi về nhà của Linh Phương,
chị đầu của Trí để chúng tôi cất đồ đạc, làm phở cho ăn rồi đưa chúng tôi đi chơi ngay.
Những dãy nhà rực rỡ màu sắc, những bức tường gạch, những kiểu cửa sổ, những chiếc xe đạp đủ kiểu, những chiếc thuyền đủ loại, những chiếc cờ đỏ sọc trắng, và những cảnh bày trí đặc biệt của các quán đã làm tôi mê say chụp hình.
Sau khi rủ Trí và Phương Linh du thuyền quanh sông,
chúng tôi tìm quán nước ngồi ăn kem uống caphê và nghe nhạc.
Rất
nhiều du khách lẫn người địa phương hoặc
ngồi ở quán hoặc ngồi ven gờ xi măng của sông thưởng thức nhạc từ những người chơi guitar, hay accordion dạo.
Nắng càng lúc càng đẹp khiến Phương Linh suýt xoa cho rằng đây là sự nhiệm mầu. Nàng nói mấy ngày trước mưa dầm dề đến sang nay vẫn còn mưa thế mà anh chị vừa xuống máy bay mưa dứt luôn! Chúng tôi mừng khôn xiết. Bởi không những được trời nắng đẹp, khung cảnh đẹp ngoài sức tưởng tượng mà sự gặp gỡ của chúng tôi cũng đẹp tuyệt.
Bốn chúng tôi cứ như là anh em ruột , tíu tít không ngừng từ chuyện tếu này đến chuyện vui nọ. Tếu nhất là Trí có khuôn mặt giống thầy Nguyễn Đức Giang y đúc, hay nói giễu nhưng không hề cười.
Tôi không ngờ mình được đưa đến đây nên thầm cảm ơn Trí và Phương Linh đã khá chu đáo sắp xếp cho chúng tôi có cơ hội chụp hình với nơi đầy ý nghĩa cho chuyến đi của chúng tôi. Khi chúng tôi đang thả bộ trên những con đường và chụp hình thì má của Phương Linh gọi hỏi thăm vợ chồng tôi. Bà nói tiếc là không thể gặp được chúng tôi rồi chúc chúng tôi đi chơi vui vẻ. Sau đó bà hỏi thăm chúng tôi đã đi những đâu và không quên hỏi thêm là tôi đã viếng cái tượng Dzô Dziên người cá chưa. Ai đến Đan Mạch cũng thăm tượng người cá này. Tôi tức cười thưa đã viếng và chụp hình làm kỷ niệm rồi. Sau khi chúc sức khỏe và xin lỗi không thể thăm bà được tôi cảm động trao điện thoại lại cho Phương Linh. Phương Linh đã quý trọng chuyến thăm Đan Mạch của vợ chồng tôi nên gắn liền chúng với hết thảy thành viên trong gia đình nàng. Chuyến đi của tôi không những quan trọng đối với tôi mà còn là chuyến đi quan trọng của nàng. Chiều tối hôm đó Trí, và Phương Linh đưa chúng tôi đi ăm tiệm.
chị đầu của Trí để chúng tôi cất đồ đạc, làm phở cho ăn rồi đưa chúng tôi đi chơi ngay.
Trí chở chúng
tôi đến cung điện hoàng gia của thủ đô Copenhagen chụp hình
rồi tìm chỗ đậu xe để cùng chúng tôi thả bộ ngắm cảnh
quanh sông. Tôi lấy làm thú vị khi đi
trên những con đường lát gạch sạch sẽ nơi dẫn đến những
quán ăn dọc theo bờ sông. Những dãy nhà rực rỡ màu sắc, những bức tường gạch, những kiểu cửa sổ, những chiếc xe đạp đủ kiểu, những chiếc thuyền đủ loại, những chiếc cờ đỏ sọc trắng, và những cảnh bày trí đặc biệt của các quán đã làm tôi mê say chụp hình.
Sau khi rủ Trí và Phương Linh du thuyền quanh sông,
chúng tôi tìm quán nước ngồi ăn kem uống caphê và nghe nhạc.
Nắng càng lúc càng đẹp khiến Phương Linh suýt xoa cho rằng đây là sự nhiệm mầu. Nàng nói mấy ngày trước mưa dầm dề đến sang nay vẫn còn mưa thế mà anh chị vừa xuống máy bay mưa dứt luôn! Chúng tôi mừng khôn xiết. Bởi không những được trời nắng đẹp, khung cảnh đẹp ngoài sức tưởng tượng mà sự gặp gỡ của chúng tôi cũng đẹp tuyệt.
Bốn chúng tôi cứ như là anh em ruột , tíu tít không ngừng từ chuyện tếu này đến chuyện vui nọ. Tếu nhất là Trí có khuôn mặt giống thầy Nguyễn Đức Giang y đúc, hay nói giễu nhưng không hề cười.
Rời quán nước, chúng tôi đi dạo công viên, nhà thờ và
vài chỗ lân cận.
Trí nói: ” Giờ để tụi em đưa anh chị đến chỗ dzô dziên
nhất mà ai đến Đan Mạch cũng đều đến để chụp hình. Đó là người cá. Cái người cá
này dzô dziên đến độ là đã có người phá ,lấy
đi mất vậy mà du khách vẫn tìm
xem cái dzô dziên này nên người ta mới dựng lại! Tôi mỉm cười với chữ dzô dziên kéo dài của Trí nhưng còn chưa rõ vì sao bức tượng người cá này lại có tên không
đẹp như thế.
Đến nơi thì tôi mới hiểu nguyên do! Thì ra người cá
là bức tượng đồng nhỏ xíu của cô
gái trần truồng có đôi mắt buồn xa xăm chứ không có chút gì kiêu sa của người cá trong phim. Tượng người
cá đã nhỏ những chỏm đá cô ngự trị cũng
không lớn là bao. Nếu ngắm bức tượng từ xa sẻ
thấy một sự lạc lõng và nhỏ nhoi tương phản hẳn với quanh cảnh sông nước mênh mông xung quanh.
Tuy nhiên, dù bức tượng có Dzô
Dziên thể nào, tôi cũng ráng đứng xếp hàng
để chụp hình làm kỷ niệm như các du khách
khác!
Rời chỗ người
cá, Trí và Phương Linh đưa chúng tôi đến building của công ty tàu
A.P Møller Maersx, tàu cứu chúng tôi
và hầu hết những người tị nạn Việt Nam ở Đan Mạch, để chúng tôi chụp hình
làm kỷ niệm.
Tôi không ngờ mình được đưa đến đây nên thầm cảm ơn Trí và Phương Linh đã khá chu đáo sắp xếp cho chúng tôi có cơ hội chụp hình với nơi đầy ý nghĩa cho chuyến đi của chúng tôi. Khi chúng tôi đang thả bộ trên những con đường và chụp hình thì má của Phương Linh gọi hỏi thăm vợ chồng tôi. Bà nói tiếc là không thể gặp được chúng tôi rồi chúc chúng tôi đi chơi vui vẻ. Sau đó bà hỏi thăm chúng tôi đã đi những đâu và không quên hỏi thêm là tôi đã viếng cái tượng Dzô Dziên người cá chưa. Ai đến Đan Mạch cũng thăm tượng người cá này. Tôi tức cười thưa đã viếng và chụp hình làm kỷ niệm rồi. Sau khi chúc sức khỏe và xin lỗi không thể thăm bà được tôi cảm động trao điện thoại lại cho Phương Linh. Phương Linh đã quý trọng chuyến thăm Đan Mạch của vợ chồng tôi nên gắn liền chúng với hết thảy thành viên trong gia đình nàng. Chuyến đi của tôi không những quan trọng đối với tôi mà còn là chuyến đi quan trọng của nàng. Chiều tối hôm đó Trí, và Phương Linh đưa chúng tôi đi ăm tiệm.
Tôi nghe đồn tiệm ăn ở các nước Châu Âu rất đắt nên đặt điều kiện
cho chúng tôi đãi nhưng nhưng Trí và Phương Linh nhất định không chịu. Phương
Linh nói có một nhà hàng rất nổi tiếng ở Copenhagen tên là Noma. Nhà hàng Noma đã
được chấm là nhà hàng xuất sắc nhứt trên thế giới trong ba năm liên tiếp nhưng
phần ăn mỗi người ở Noma đến
2100 Kr
nên
hai vợ chồng không thể đãi chúng tôi ăn ở đó.
Trí nói thôi thì ăn tiệm này xong, chở vợ chồng tôi đến nhà hàng Noma để chụp hình làm kỷ niệm và tiện thể đứng chờ
ngoài cửa chờ ai ăn xong xin hóa đơn… sau đó về Mỹ, chúng tôi lấy "bằng chứng”
khoe với bạn bè là đã từng ăn ở nhà hàng Noma Copenhagen!
Với
lối nói têu tếu, giễu giễu chúng tôi đã cùng nhau cười giỡn liên tục khi
thả bộ trên những con đường lót gạch của phố Copenhagen.
Nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng cười nói. Khi đi ngang một tiệm Tàu, Phương Linh dừng lại tha thiết nói chồng tôi chụp cho Trí và nàng tấm hình làm kỷ niệm. Phương Linh kể khi Trí và nàng là hai sinh viên , sống dựa vào học bổng nên nghèo đến tận cùng bằng số mà theo chữ dùng của nàng là nghèo “ sặc lết”. Lúc đó khi vừa đám cưới xong, chờ ngày tới tòa thị sảnh để ký hôn thú, hai người đi ngang tiệm Tàu này muốn ăn nhưng không đủ tiền mua hai phần, Trí làm gan hỏi thử chủ quán có đồng ý cho hai người ăn chung một phần không và họ bằng lòng cho nhờ vậy cả hai mới có một bữa ăn hôm ấy. Cứ thế, những chuyện vui và không vui liên tục kể cho nhau khi chúng tôi lang thang trên những con đường đi bộ của phố Copenhagen cho đến khuya.
Tôi nhớ Cherie,tên chú chó mà Phương Linh cho biết trong lá thư đầu tiên là niềm vui duy nhất của bà thuyền trưởng. Thật vui sướng cho tôi khi tôi được gặp chú chó này, được vuốt ve Cherie bằng xương bằng thịt!
Bà thuyền trưởng ra đến tận cổng, đón chúng tôi bằng những vòng ôm thân thiết.
Trông bà có vẻ xúc động khi nhìn thấy Phương Linh. Bà và Phương Linh nói chuyện không ngừng bằng tiếng Đan Mạch.
Tôi không rõ họ nói gì nhưng tôi biết họ hết sức vui mừng khi gặp lại nhau.
Dầu sao, Phương Linh từng là người bà thương yêu và nuôi nấng chu đáo. Bà nói với tôi bằng tiếng Anh rằng bà tiếc cho Phương Linh, một người thông minh và siêng năng, tưởng đâu sẽ trở thành bác sĩ giỏi nhưng lại không muốn tiến thân. Tôi chợt nhìn sang Trí và lờ mờ nghĩ anh ta là tất cả cho cuộc sống của Phương Linh chứ không phải nghề nghiệp hay danh vọng.
Vợ chồng tôi khá xúc động khi thấy bản copy với 31 tên người trong chiếc ghe nhỏ bé của chúng tôi được tàu thuyền trưởng vớt năm 1989. Chúng tôi xin bà cho chúng tôi được phép chụp hình với những kỷ vật của thuyền trưởng và chụp chung với bà.
Bà vui vẻ nói dĩ nhiên và bảo chúng tôi gọi bà là Ruth thay vì Mrs. Olesen. Rồi bà tặng cho vợ chồng Phương Linh và vợ chồng tôi chiếc đĩa kỷ niệm và xấp vải mà thuyền trưởng mua từ những chuyến du lịch châu Á. Tôi rất cảm động khi nhận những món quà ấy nhưng vật quý nhất mà tôi nhận được là những tấm hình kỷ niệm mà tôi chụp trong căn nhà thuyền trưởng. Chúng đã ghi lại giây phút quý giá mà vợ chồng tôi được kề cận với người thân nhất của vị ân nhân từng cứu mạng chúng tôi và con của chúng tôi.
Nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng cười nói. Khi đi ngang một tiệm Tàu, Phương Linh dừng lại tha thiết nói chồng tôi chụp cho Trí và nàng tấm hình làm kỷ niệm. Phương Linh kể khi Trí và nàng là hai sinh viên , sống dựa vào học bổng nên nghèo đến tận cùng bằng số mà theo chữ dùng của nàng là nghèo “ sặc lết”. Lúc đó khi vừa đám cưới xong, chờ ngày tới tòa thị sảnh để ký hôn thú, hai người đi ngang tiệm Tàu này muốn ăn nhưng không đủ tiền mua hai phần, Trí làm gan hỏi thử chủ quán có đồng ý cho hai người ăn chung một phần không và họ bằng lòng cho nhờ vậy cả hai mới có một bữa ăn hôm ấy. Cứ thế, những chuyện vui và không vui liên tục kể cho nhau khi chúng tôi lang thang trên những con đường đi bộ của phố Copenhagen cho đến khuya.
Hôm
sau, ngày 2 tháng 9 năm 2015, chúng tôi dậy sớm. Ăn sáng xong, chúng tôi chuẩn
bị lên đường ngay. Trước khi rời nhà, Phương
Linh chu đáo dọn dẹp và lau chùi ngăn nắp khắp mọi nơi, mọi phòng. Các phòng của
nhà của Linh Phương đã gọn sạch nay như
mới toanh. Đây là điều tôi học thêm ở đất nước
Đan Mạch này. Điều thứ nhất là người
Đan Mạch thon gọn nhờ họ thường đi xe đạp hơn đi xe hơi. Điều thứ hai là người Đan
Mạch luôn gọn gàng sạch sẽ ngăn nắp. Rời nhà chủ( bất kể người trong gia đình
hay bạn bè thân quen), khách phải dọn chi li tử tế sạch hơn lúc ban đầu chứ không
phải chỉ qua loa lấy lệ. Nghĩ đến dáng người thon nhỏ của Phương Linh lui hui
chùi dọn từng li từng tí, tôi thật sự biết ơn và cảm động.
Bảy giờ
sáng chúng tôi thẳng đường về
Thurø Svendborg để đến nhà bà thuyền trưởng. Trên đường chúng
tôi ghé tạt một siêu thị mua hoa, và vài
món cho thức ăn trưa rồi đi
ngay.Theo dự định, chúng tôi sẽ ghé thăm gia đình thầy hiệu trưởng Nguyễn
Đức Giang sau khi thăm vợ thuyền trưởng và mộ thuyền trưởng.
Nhưng, vội vã
thể nào chúng tôi không cầm lòng trước cảnh đẹp trên đường đi. Những mái nhà tươi đỏ nổi bật trên bầu trời
xanh, những đám mây trắng đẹp và những cánh đồng cỏ xanh mướt giục chúng tôi đã
dừng lại chụp vài tấm hình lưu niệm.
Chúng tôi đến nhà bà thuyền trưởng khoảng
chín giờ rưỡi sáng. Trên lối nhỏ, chúng tôi còn đang trầm trồ với cấu trúc xinh
xắn của những ngôi nhà trong xóm, thì từ phía trước, một chú chó nhảy đến mừng
rỡ, quấn quýt từng người.Tôi nhớ Cherie,tên chú chó mà Phương Linh cho biết trong lá thư đầu tiên là niềm vui duy nhất của bà thuyền trưởng. Thật vui sướng cho tôi khi tôi được gặp chú chó này, được vuốt ve Cherie bằng xương bằng thịt!
Bà thuyền trưởng ra đến tận cổng, đón chúng tôi bằng những vòng ôm thân thiết.
Trông bà có vẻ xúc động khi nhìn thấy Phương Linh. Bà và Phương Linh nói chuyện không ngừng bằng tiếng Đan Mạch.
Tôi không rõ họ nói gì nhưng tôi biết họ hết sức vui mừng khi gặp lại nhau.
Dầu sao, Phương Linh từng là người bà thương yêu và nuôi nấng chu đáo. Bà nói với tôi bằng tiếng Anh rằng bà tiếc cho Phương Linh, một người thông minh và siêng năng, tưởng đâu sẽ trở thành bác sĩ giỏi nhưng lại không muốn tiến thân. Tôi chợt nhìn sang Trí và lờ mờ nghĩ anh ta là tất cả cho cuộc sống của Phương Linh chứ không phải nghề nghiệp hay danh vọng.
Bà
thuyền trường đưa chúng tôi đến căn phòng làm việc của bà rồi giới thiệu từng vật
kỷ niệm liên quan đến thuyền trưởng Olesen.
Vợ chồng tôi khá xúc động khi thấy bản copy với 31 tên người trong chiếc ghe nhỏ bé của chúng tôi được tàu thuyền trưởng vớt năm 1989. Chúng tôi xin bà cho chúng tôi được phép chụp hình với những kỷ vật của thuyền trưởng và chụp chung với bà.
Bà vui vẻ nói dĩ nhiên và bảo chúng tôi gọi bà là Ruth thay vì Mrs. Olesen. Rồi bà tặng cho vợ chồng Phương Linh và vợ chồng tôi chiếc đĩa kỷ niệm và xấp vải mà thuyền trưởng mua từ những chuyến du lịch châu Á. Tôi rất cảm động khi nhận những món quà ấy nhưng vật quý nhất mà tôi nhận được là những tấm hình kỷ niệm mà tôi chụp trong căn nhà thuyền trưởng. Chúng đã ghi lại giây phút quý giá mà vợ chồng tôi được kề cận với người thân nhất của vị ân nhân từng cứu mạng chúng tôi và con của chúng tôi.
Dù không gặp lại thuyền trưởng nhưng những kỷ vật
trong nhà ông, những câu chuyện kể từ người vợ yêu dấu của ông và sự quấn quýt
của chú chó Cherie kèm theo những bức tượng của những chú chó có vạch trắng trên
trán
toát lên sự sống và những yêu thích
của ông vẫn đang hiện hữu trong căn nhà.
rồi vào nhà uống nước trà và ăn bánh ngọt do Ruth làm.
Những chiếc bánh ngon với mùi thơm đặc biệt khiến Cherie cũng phải
nhìn chúng tôi với ánh mắt van lơn.
Tôi chợt nhớ đến lá thư Ruth kể về tình trạng sức khỏe của bà rồi hiểu ra vì sao Cherie mừng rỡ đón chúng tôi trong khi nó luôn sũa lớn khi nghe những tiếng nói hay những tiếng động lạ trước nhà. Có lẽ Cherie thấy Ruth có đã làm khác những ngày trước đó. Thay vì luôn nằm ở trong phòng, Ruth đã loay hoay trong bếp làm bánh từ tối hôm trước và trông đợi chúng tôi đến thăm ở cửa từ sang hôm nay cho nên khi vừa nghe tiếng chúng tôi bên ngoài và Ruth vừa mở cửa là chàng ta ùa ra ngoài cổng mừng chúng tôi ngay. Cherie không bỏ công chào đón vì chúng tôi đã chia vui bằng nhiều món ăn mà chúng tôi được phép đút cho. Đến khi chúng tôi dọn dẹp bàn ăn,rửa dọn chén bát và chuẩn bị đem hoa đi viếng mộ thuyền trưởng thì Cherie buồn bã nằm vào góc của nó. Những nhảy chồm
và vẫy đuôi mừng rỡ của phút đầu tiên
đột nhiên mất hết.
Có lẽ Cheri biết chúng tôi sắp rời nhà nên buồn bã an phận vào chỗ nằm thường nhật của mình; nhưng Ruth gọi nó ra khỏi nhà và kêu lên chiếc xe van.
tôi không ngờ có ngày tôi được đứng trước tấm bia của vị ân nhân mà tôi hằng tìm kiếm trên google bao nhiêu năm trời.
Nhớ lại hình ảnh cao sang và cử chỉ ân cần của thuyền trưởng Olesen trên tàu Đan Mạch và tấm bia đơn giản dưới những khóm cây xanh, tôi thấy lòng quặn thắt. Mặc dù Ruth kể là bà đã tìm đặt tấm bia thật quý hiếm dành cho thuyền trưởng tôi không hết đau lòng.
Đặt bó hoa bên cạnh phiến đá , tôi cố nén những giọt nước mắt. Đau đớn làm sao khi biết một người hùng, một người giàu lòng nhân ái, một vị ân nhân của bao nhiêu thuyền nhân Việt nay trở thành người thiên cổ mà dấu tích chỉ là tấm bia trong những tàng cây của nghĩa trang vắng vẻ.
Nhưng rồi , những giọt mắt cố kềm của tôi đã trào ra không ngừng khi chúng tôi lần lượt ôm Ruth để chia tay.
Được thầy cô niềm nở đón tiếp như mình người
trong gia đình, tôi rất an tâm. Phương Linh hết lời ca ngợi mẹ chồng qua những việc làm từ tâm
của cô đối với dâu rể và con cháu. Nàng còn hãnh diện khoe với vợ chồng tôi rằng không phải thầy Nguyễn Đức Giang là hiệu trưởng mà cô cũng từng là hiệu trưởng ở trường nữ tiểu học Tuy Hòa với nhũ danh
là cô hiệu trưởng Hoàng Thị Ngọc Điểu. Những câu chuyện kể của Phương Linh kèm
theo khuôn mặt hiền hậu và lời nói ân cần của cô Nguyễn Đức Giang, tôi càng cảm
thấy an tâm và tự nhiên hơn. Cô Giang đưa tôi vào phòng riêng, chỉ cho tôi những
cuốn sách của tôi trên kệ rồi nhủ thấy Giang hướng dẫn cho tôi dùng yahooo Messeger ở computer để liên
lạc với các con tôi ở Mỹ cho chúng an tâm vì cái Sim mà tôi mua cho điện thoại cầm tay không thể sử dụng được. Thầy còn bảo tôi gọi điện thoại cho
nhanh và tiện lợi. Cách cư xử tế nhị và chân tình của thầy cô khiến tôi cảm động
vô cùng.
học Nữ Trung Học Nha Trang nên biết tôi và Liên Phương cho biết thêm là Liên Phương học cùng lớp với em Bùi Ngọc Trâm, con gái của cô hiệu trưởng Bùi Ngoạn Lạc của trường Nữ Trung Học Nha Trang, nơi tôi từng theo học trong thời niên thiếu. Có lẽ vì cùng là đồng hương nên cuộc đối thoại của chúng tôi, dù tuổi tác khác nhau, rất hợp với nhau. Chúng tôi đã cười nói vui vẻ vì lối nói dí dỏm của thầy Giang, của Trí và anh Nguyễn Xuân Thanh, chồng Liên Phương trong khi thưởng thức những món ăn thực ngon do Liên Phương làm.
Gần đến mười giờ mà những câu chuyện chưa vãn, thầy cô Nguyễn Đức Giang và vợ chồng anh Xuân Thanh và Liên Phương còn nài chúng tôi ở lại để tâm tình thêm. Phương Linh và Trí không chịu nói phải lái xe về nhà chứ vợ chồng đã để hai con Mai và Khiêm ở nhà từ cả ngày hôm qua.
Tôi vẫn nằm yên lắng nghe tiếng nhạc với cảm giác thú vị. Tôi có cảm tưởng như mình đang ở trong một căn biệt thự cổ xưa mà tiếng đàn thanh thoát đã làm tăng lên sự sang trọng bầu không khí xung quanh căn biệt thự ấy. Tôi bỗng nảy lên ý nghĩ muốn nhìn mặt người chơi đàn nên bước vội xuống nhà. Trong phòng khách, một cô bé với dáng người thanh mảnh với mái tóc dài bóng mượt đang xếp lại chiếc đàn, giật mình khi thấy tôi vào, lo lắng hỏi:
Chúng tôi lên đồi Galgebakken ngắm toàn tỉnh Aabenraa . Sau này Phương Linh cho biết tên đồi Galgebakken có nghiã là "đồi treo cổ" bởi ngày xưa ở đây là pháp trường.
Sau đó chúng tôi đến thành phố Storetorv Aabenraa, tìm chỗ đậu xe xong chúng tôi đi bộ trên những đường lát gạch để xuyên qua những ngôi nhà rực rỡ với những cấu trúc rất đặc biệt.
Khi ghé khu " Aabenraa Gâgade" để tìm chỗ mua sim thay cho những cái mua mà không thể sử dụng cho chiếc điện thoại cầm tay, chúng tôi gặp vài người chào Trí với vẻ kính trọng. Hỏi ra mới biết trước đây Trí là thầy giáo dạy toán ở trường trung học cấp ba tại Aabenraa nhưng trong thời gian Trí đi dạy Trí còn làm chủ một nhà hàng nên đành phải xin nghỉ dạy. Rồi sau đó vì kinh tế suy thoái, Aabenraa không còn có nhiều khách du lịch đến , dân địa phương không có khả năng đến quán ăn thường xuyên, quán ế liên tục nên Trí đành phải bán tiệm.
Nghe Trí nói với giọng ngậm ngùi mà tôi cảm thấy xót xa, không ngờ người có tài mà không có vận may nên cuối cùng mất những công việc mà mình yêu thích. Phương Linh luôn nói rằng vợ chồng nàng chỉ muốn an phận nơi thanh vắng cho nên công việc nào thích hợp với cuộc sống êm đềm là đủ. Hiện thời Trí và nàng an lòng với công việc mà họ đang có. Hàng ngày Trí lái xe gắn máy đi làm công nhân cho hãng còn nàng lái xe đến làm cho một bệnh xá. Hết việc,vợ chồng về nhà chăm sóc con cái. Mỗi khi rảnh rỗi, họ đi dạo rừng, dạo biển thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên.
Vợ chồng tôi tán thành thú vui đơn giản và lành mạnh của Trí và Phương Linh. Chúng tôi nói chúng tôi cũng thích những ngắm cảnh thiên nhiên hơn là vào những nhà hàng sang trọng đắc tiền. Thế là chúng tôi quyết định ghé siêu thị
mua thức ăn
trưa để đến biển Aabæk (Åbæk Strand. )vừa ăn vừa ngắm cảnh.
Tôi ăn rất nhiều vì thích
vị ngọt và mùi thơm của chúng nhưng chống chế cho tính láu ăn của mình bằng cách biện luận”Dâu giàu vitamin C!” Phương Linh nghe thế tình thật tán tụng thêm là những quả dâu rừng này đáng ăn vì chúng rất tinh
khiết không bị nhiễm độc bởi phân hóa học hay khói xe.
Thấy vợ chồng tôi ngây ngất với cảnh đẹp trong vùng, Trí lái xe đưa chúng tôi đi xa hơn. Sau khi qua những ngọn đồi của những ngôi nhà sang đẹp của những người giàu có, chúng tôi đi ngang khu rừng có những trái mận chín tươi, những trái táo rừng bóng đỏ, và những cánh đồng bắp phì nhiêu, đầy trái.
Những trái dâu rừng, mận, táo và bắp là những món quà thiên nhiên mà chúng tôi có được sau một ngày ngắm cảnh.
Chiều về, Phương Linh và Trí gọi Khiêm
phụ nhóm lửa để nướng thịt ăn với bún và dưa leo rau sống.
Thức ăn thật ngon nhưng tôi thích thú gặm những trái bắp từ những cánh đồng Đan Mạch và được nướng bằng than củi của Đan Mạch.
Nàng bắt tôi ngồi ngay xuống ghế rồi chải, duỗi, cuốn bằng lược, mấy xấy tóc, máy duỗi tóc, ống cuốn tóc và máy xấy tóc. Sau khi hài lòng với mái tóc mới của tôi, Phương Linh mới chịu sửa soạn cho mình. Tôi lên phòng để lấy áo khoác tự dưng bùì ngùi ngồi lại chiếc giường nệm nhờ chồng chụp dùm cho, rồi bảo anh chụp dùm thêm vài tấm hình xung quanh căn nhà để làm kỷ niệm.Khi chụp với các chậu hoa cúc vàng, tôi cảm động nhớ những tấm hình
Phương Linh post trên face book. Mới ngày nào Phương Linh nôn nao chờ tôi đến và tôi bồn chồn chuẩn bị cho cuộc hội ngộ thế mà chỉ còn ngày hôm nay nữa chị em chúng tôi sắp xa nhau.
Sau đó tôi còn nài nàng rủ Trí đi bộ quanh xóm để chụp thêm vài tấm trước khi đi chơi. Chúng tôi bốn người thả bộ quanh xóm để chụp hình.
Trí thấy vợ chồng tôi
say mê những căn nhà mái tranh trong xóm
nên chở chúng tôi đến một xóm khác cho
chúng tôi chụp thêm những căn nhà đẹp và
lạ.
Sau đó, chúng tôi đến nghĩa trang thăm
mộ ba Phương Linh
rồi lên đường sang Đức.
Đến Flensburg chúng tôi thong thả dạo phố, ghé siêu thị mua thức ăn,
rồi nhập cùng đám người ngồi dọc theo lề đường vừa ăn vừa nghe nhạc.
Tôi
lấy làm hài lòng khi thấy những cánh hoa hồng màu đỏ và trắng ý nghĩa theo lá cờ
của Đan Mạch và những chiếc áo mà tôi mua tặng Ruth đều vừa vặn và trông đẹp mắt.
Mọi thứ đều hoàn hảo như được xếp đặt chu đáo bởi bàn tay tuyệt vời
của thượng đế; cho nên, chúng tôi được
trời nắng đẹp, được vợ chồng Phương Linh đưa đến đây, và được tâm tình với người
thân của ân nhân mình.
Hàn huyên mãi không ngưng nhưng vì thời gian eo hẹp nên chúng tôi lo sắp xếp bàn ăn ngoài vườn để ăn trưa.
Ăn trưa xong chúng tôi chụp hình chung,rồi vào nhà uống nước trà và ăn bánh ngọt do Ruth làm.
Tôi chợt nhớ đến lá thư Ruth kể về tình trạng sức khỏe của bà rồi hiểu ra vì sao Cherie mừng rỡ đón chúng tôi trong khi nó luôn sũa lớn khi nghe những tiếng nói hay những tiếng động lạ trước nhà. Có lẽ Cherie thấy Ruth có đã làm khác những ngày trước đó. Thay vì luôn nằm ở trong phòng, Ruth đã loay hoay trong bếp làm bánh từ tối hôm trước và trông đợi chúng tôi đến thăm ở cửa từ sang hôm nay cho nên khi vừa nghe tiếng chúng tôi bên ngoài và Ruth vừa mở cửa là chàng ta ùa ra ngoài cổng mừng chúng tôi ngay. Cherie không bỏ công chào đón vì chúng tôi đã chia vui bằng nhiều món ăn mà chúng tôi được phép đút cho. Đến khi chúng tôi dọn dẹp bàn ăn,rửa dọn chén bát và chuẩn bị đem hoa đi viếng mộ thuyền trưởng thì Cherie buồn bã nằm vào góc của nó. Những nhảy chồm
và vẫy đuôi mừng rỡ của phút đầu tiên
đột nhiên mất hết.
Có lẽ Cheri biết chúng tôi sắp rời nhà nên buồn bã an phận vào chỗ nằm thường nhật của mình; nhưng Ruth gọi nó ra khỏi nhà và kêu lên chiếc xe van.
Để
kéo khoảng thời gian gần gũi lâu hơn, Phương Linh và tôi đi xe van với
Ruth trong khi Trí lái xe chở chồng tôi
theo sau. Không hiểu vì xúc động hay lý do sức khỏe không thể đi đứng lâu mà Ruth lái rất nhanh. Chỉ mười phút, chúng tôi đến nghĩa trang. Đậu xe
xong, Ruth khóa cửa cho Cherie ở trong đó rồi đưa chúng tôi đi bộ đến mộ thuyền
trường.
Khi Ruth giới thiệu nơi chôn cất của gia đình và tấm bia đá với tên
Jorgen Lauritz Olesen,tôi không ngờ có ngày tôi được đứng trước tấm bia của vị ân nhân mà tôi hằng tìm kiếm trên google bao nhiêu năm trời.
Nhớ lại hình ảnh cao sang và cử chỉ ân cần của thuyền trưởng Olesen trên tàu Đan Mạch và tấm bia đơn giản dưới những khóm cây xanh, tôi thấy lòng quặn thắt. Mặc dù Ruth kể là bà đã tìm đặt tấm bia thật quý hiếm dành cho thuyền trưởng tôi không hết đau lòng.
Đặt bó hoa bên cạnh phiến đá , tôi cố nén những giọt nước mắt. Đau đớn làm sao khi biết một người hùng, một người giàu lòng nhân ái, một vị ân nhân của bao nhiêu thuyền nhân Việt nay trở thành người thiên cổ mà dấu tích chỉ là tấm bia trong những tàng cây của nghĩa trang vắng vẻ.
Nhưng rồi , những giọt mắt cố kềm của tôi đã trào ra không ngừng khi chúng tôi lần lượt ôm Ruth để chia tay.
Khi đi ngang qua chiếc xe van của
Ruth, tôi nhận ra đôi mắt buồn bã của Cherie.
Tôi cũng buồn
khôn tả vì không biết khi nào chúng
tôi mới có dịp gặp lại nhau.
Khi vào chung xe để tiếp tục lên đường đến
Odense chúng tôi không nói huyên thuyên như trước. Cảm xúc còn lưu đọng khiến ai
nấy không muốn nói nhiều gì. Chợt, tiếng điện thoại cầm tay phá tan sự
im lặng của chúng tôi. Thầy Nguyễn Đức
Giang gọi Trí và Phương Linh hỏi thăm lộ trình của chúng tôi và cho biết là cả
nhà đang chờ cơm chiều. Phương Linh giải thích cho chúng tôi rõ là sau khi chúng tôi thăm thầy cô Nguyễn Đức Giang,
cả nhà sẽ cùng đến nhà của vợ chồng Liên Phương,(Ni) con gái Út của thầy Nguyễn
Đức Giang để dùng cơm chiều. Tôi ái ngại
nói là sang đây đã làm phiền vợ chồng Phương Linh, Trí phải nghỉ làm đưa đón chúng
tôi đi mọi chỗ. Chúng tôi đến nhà Linh Phương ăn ở đã là quá mức rồi nay còn phiền đến nhà Liên
Phương nữa. Phương Linh trấn an tôi bằng
cách quảng cáo tính hiếu khách của vợ chồng
Liên Phương và tài nấu ăn của Ni ( Liên Phương ). Chẳng đặng đừng, tôi đành
nghe theo nhưng lòng chưa hết lo âu.
Đến nhà thầy cô Nguyễn Đức Giang thì sự lo âu của tôi tiêu tan.
Đến
nhà Liên Phương, tôi không còn ái ngại như trên đường đi. Bởi Liên Phương và
anh Xuân Thanh cũng đón tiếp chúng tôi như người trong gia đình.
Phương
Linh cho tôi biết Liên Phươnghọc Nữ Trung Học Nha Trang nên biết tôi và Liên Phương cho biết thêm là Liên Phương học cùng lớp với em Bùi Ngọc Trâm, con gái của cô hiệu trưởng Bùi Ngoạn Lạc của trường Nữ Trung Học Nha Trang, nơi tôi từng theo học trong thời niên thiếu. Có lẽ vì cùng là đồng hương nên cuộc đối thoại của chúng tôi, dù tuổi tác khác nhau, rất hợp với nhau. Chúng tôi đã cười nói vui vẻ vì lối nói dí dỏm của thầy Giang, của Trí và anh Nguyễn Xuân Thanh, chồng Liên Phương trong khi thưởng thức những món ăn thực ngon do Liên Phương làm.
Gần đến mười giờ mà những câu chuyện chưa vãn, thầy cô Nguyễn Đức Giang và vợ chồng anh Xuân Thanh và Liên Phương còn nài chúng tôi ở lại để tâm tình thêm. Phương Linh và Trí không chịu nói phải lái xe về nhà chứ vợ chồng đã để hai con Mai và Khiêm ở nhà từ cả ngày hôm qua.
Tội
nghiệp Trí không dám uống nhiều bia rượu vì phải lái xe đưa chúng tôi về nhà. Trên đường đi, Phương Linh cho biết tôi biết là Tường Vi viết thư hỏi thăm
Phương Linh số điện thoại cầm tay vì muốn Tường Vi hỏi thăm chúng tôi đã đến Đan Mạch chưa.
Tôi cảm thấy như mình ngập trong hạnh phúc. Phương Linh và Tường Vi là hai người
bạn chỉ biết tôi qua Internet mà đối xử với tôi quá chân tình. Tôi thầm cảm ơn
trời cho tôi được phước lành như thế. Sự sung sướng khiến tôi không hề chợp mắt
suốt chặng đường về nhà Phương Linh. Nhớ lời nói giễu của Phương Linh “ Tội nghiệp anh chị quá! Đi du lịch gì mà đến Đan Mạch là nước nghèo nhất thế giới, mà lại qua Olesen là nơi nghèo hơn
Copenhagen, nay tới Aabenraa là nơi nghèo nhất xứ Đan Mạch này! Không biết anh chị có tiếc vì mất thời gian không?” Tôi
cười thầm với ý nghĩ “ Tôi đâu có thấy Đan
Mạch nghèo ! Tôi đang hãnh diện vì được đặt chân trên một đất nước giàu lòng nhân ái và đang sung
sướng vì được đến một nơi giàu tình yêu thương!”
Chúng tôi về nhà Trí và Phương Linh lúc nửa đêm.
Sau khi giúp vợ chồng tôi đem đồ đạc vào nhà, Phương Linh nhìn xung quanh với
khuôn mặt hài lòng. Mai và Khiêm, hai đứa con Út của nàng, đã thực hiện mọi
chuyện học, ăn, ngủ, dọn dẹp và khóa cửa đúng như nàng mong muốn. Vợ chồng tôi
vào căn phòng rộng trên gác soạn áo quần
tắm rửa rồi lăn trên cái giường nệm cao như của khách sạn năm sao nằm ngủ vùi.
Ngày 3 tháng 9 năm 2014
Tiếng đàn đánh thức chúng tôi dậy. Chồng tôi vội
vã nhảy xuống giường, mở cửa chạy ra lan can để chụp cảnh mặt trời lên ở cánh đồng
trước nhà.
Tôi vẫn nằm yên lắng nghe tiếng nhạc với cảm giác thú vị. Tôi có cảm tưởng như mình đang ở trong một căn biệt thự cổ xưa mà tiếng đàn thanh thoát đã làm tăng lên sự sang trọng bầu không khí xung quanh căn biệt thự ấy. Tôi bỗng nảy lên ý nghĩ muốn nhìn mặt người chơi đàn nên bước vội xuống nhà. Trong phòng khách, một cô bé với dáng người thanh mảnh với mái tóc dài bóng mượt đang xếp lại chiếc đàn, giật mình khi thấy tôi vào, lo lắng hỏi:
“Ô! Cháu xin lỗi bác! Có phải
con đánh thức bác dậy không?”
Tôi lắc đầu:
“
Khôngđâu, bác thường dậy rất sớm. Cháu là cháu Mai phải không? Bác nghe tiếng đàn của cháu hay
quá nên xuống đây thưởng thức thôi.”
Cô
bé gật đầu:
“Dạ phải. Cháu cảm ơn bác. Nhưng cháu chỉ tập
một chút. Giờ con phải chuẩn bị đi học.”
Mai nói vội rồi bước nhanh ra khỏi khòng, xong nhìn tôi mỉm cười nói tiếp
khi nghe tiếng nhắc nhở của Phương Linh ở phòng sau: “Sáng nào Khiêm cũng dậy
trễ mà làm chậm thức ăn sáng nên mẹ con phải nhắc luôn!”
Tôi mỉm cười nhưng không phải vì đồng lòng với
câu nói của Mai mà hài lòng khi nghe một
đứa bé sinh trưởng tại Đan Mạch nói tiếng Việt rõ rang dễ thương. Với cảm giác
vui vui, tôi bước theo chân Mai đến bếp. một đứa bé trai với thân mình cao gọn đang
chăm chú nhìn cái chảo.
Tôi hỏi:
“
Con là Khiêm phải không? Con đang làm thức ăn sáng hả?”
“
Dạ con đang rán trứng”
Tôi lại mỉm cười khi nghe thằng bé nói tiếng Việt
Phương
Linh chen vào :
“Sáng
nào Khiêm cũng tự làm trứng ăn rồi đạp xe đạp đi học. Còn Mai học trường xa
lại
phải đem theo đàn để tập trước khi diễn nên em phải chở Mai đến trường. Chị muốn
đi theo em không?”
Tôi gật đầu:
“
Dĩ nhiên là muốn!”
Nói xong tôi chạy vội lên lầu, vệ sinh thật
nhanh rồi xuống nhà. Tôi biết là khó có thời gian và cơ hội du lịch nơi nào đó
đến lần thứ hai nên tôi muốn tận dụng mọi
thời gian có được để gần gũi tâm tình với Phương Linh trong lúc hòa mình vào cuộc
sống của quê hương thứ hai nơi Phương Linh sinh sống.
Dọc đường, Phương Linh kể cho tôi nghe về công
việc của nàng, công việc của chồng nàng, và những sinh hoạt của các con nàng,
Những câu chuyện của Phương Linh cho tôi hình dung được lý tưởng của gia đình nàng
đặt trên cơ bản của tình yêu và hạnh phúc không phải tuỳ thuộc vào sự xa
hoa phù phiếm. Vợ chồng Phương Linh chỉ muốn ẩn náu nơi chốn tĩnh mịch trong khi hết
lòng ủng hộ con cái thăng tiến trong khuôn khổ đạo đức có từ Việt Nam. Chính vì
đặt đạo đức làm đầu mà vợ chồng họ không quên dạy dỗ con nói rành tiếng việt
trong khi hai đứa nhỏ nói giỏi tiếng Đan Mạch lẫn tiếng Anh.
Sau
khi đưa Mai đến trường, Phương Linh chở
tôi ghé tạt bờ biển, đi bộ hít thở không khí trong lành một lúc rồi ghé tạt
siêu thị mua thức ăn sáng.
Ăn sáng xong, chúng tôi rời nhà đi chơi ngay.
Trí lại nghỉ thêm ngày để đưa chúng tôi
thăm những di tích lịch sử trong vùng.
Chúng tôi lên đồi Galgebakken ngắm toàn tỉnh Aabenraa . Sau này Phương Linh cho biết tên đồi Galgebakken có nghiã là "đồi treo cổ" bởi ngày xưa ở đây là pháp trường.
Sau đó chúng tôi đến thành phố Storetorv Aabenraa, tìm chỗ đậu xe xong chúng tôi đi bộ trên những đường lát gạch để xuyên qua những ngôi nhà rực rỡ với những cấu trúc rất đặc biệt.
Khi ghé khu " Aabenraa Gâgade" để tìm chỗ mua sim thay cho những cái mua mà không thể sử dụng cho chiếc điện thoại cầm tay, chúng tôi gặp vài người chào Trí với vẻ kính trọng. Hỏi ra mới biết trước đây Trí là thầy giáo dạy toán ở trường trung học cấp ba tại Aabenraa nhưng trong thời gian Trí đi dạy Trí còn làm chủ một nhà hàng nên đành phải xin nghỉ dạy. Rồi sau đó vì kinh tế suy thoái, Aabenraa không còn có nhiều khách du lịch đến , dân địa phương không có khả năng đến quán ăn thường xuyên, quán ế liên tục nên Trí đành phải bán tiệm.
Nghe Trí nói với giọng ngậm ngùi mà tôi cảm thấy xót xa, không ngờ người có tài mà không có vận may nên cuối cùng mất những công việc mà mình yêu thích. Phương Linh luôn nói rằng vợ chồng nàng chỉ muốn an phận nơi thanh vắng cho nên công việc nào thích hợp với cuộc sống êm đềm là đủ. Hiện thời Trí và nàng an lòng với công việc mà họ đang có. Hàng ngày Trí lái xe gắn máy đi làm công nhân cho hãng còn nàng lái xe đến làm cho một bệnh xá. Hết việc,vợ chồng về nhà chăm sóc con cái. Mỗi khi rảnh rỗi, họ đi dạo rừng, dạo biển thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên.
Vợ chồng tôi tán thành thú vui đơn giản và lành mạnh của Trí và Phương Linh. Chúng tôi nói chúng tôi cũng thích những ngắm cảnh thiên nhiên hơn là vào những nhà hàng sang trọng đắc tiền. Thế là chúng tôi quyết định ghé siêu thị
Ăn trưa xong, chúng tôi rủ nhau đi dạo
quanh cánh rừng gần đó.
Trong lúc đi dạo, chúng tôi thường dừng lại những khóm dâu rừng để hái.
Rời bìa rừng, chúng tôi đi dạo dọc theo ven biển.
Trời nắng đẹp cho chúng tôi một buổi đi chơi rất thú vị và những bức hình rất vừa ý.
Thấy vợ chồng tôi ngây ngất với cảnh đẹp trong vùng, Trí lái xe đưa chúng tôi đi xa hơn. Sau khi qua những ngọn đồi của những ngôi nhà sang đẹp của những người giàu có, chúng tôi đi ngang khu rừng có những trái mận chín tươi, những trái táo rừng bóng đỏ, và những cánh đồng bắp phì nhiêu, đầy trái.
Chiều về, Phương Linh và Trí gọi Khiêm
Thức ăn thật ngon nhưng tôi thích thú gặm những trái bắp từ những cánh đồng Đan Mạch và được nướng bằng than củi của Đan Mạch.
Tối hôm ấy, tôi có thêm một giấc ngủ thật ngon
trên chiếc giường nệm trong căn phòng mà
Phương Linh luôn miệng nói phòng chỉ dành
khách chứ không có ai ở.
Ngày
4 tháng 9 năm 2014
Sáng
sớm,
Phương Linh lo cà phê cho Trí và chồng tôi. Hai anh em vừa nhâm nhi cà phê vừa
tâm đắc với những câu chuyện kể. Sau khi
đưa Mai đến trường, Phương Linh dọn món phở bò cho chúng tôi dùng bữa sáng.
Ăn xong, chúng tôi chuẩn bị
sang Đức chơi. Tưởng đường xa cần đi sớm ai dè
PhươngLinh nhìn tôi nói : “Để em làm tóc cho chị đã! Chứ chị để tóc không
hàng lối như vậy chụp hình không đẹp đâu!” Nói xong là làm ngay!
Nàng bắt tôi ngồi ngay xuống ghế rồi chải, duỗi, cuốn bằng lược, mấy xấy tóc, máy duỗi tóc, ống cuốn tóc và máy xấy tóc. Sau khi hài lòng với mái tóc mới của tôi, Phương Linh mới chịu sửa soạn cho mình. Tôi lên phòng để lấy áo khoác tự dưng bùì ngùi ngồi lại chiếc giường nệm nhờ chồng chụp dùm cho, rồi bảo anh chụp dùm thêm vài tấm hình xung quanh căn nhà để làm kỷ niệm.Khi chụp với các chậu hoa cúc vàng, tôi cảm động nhớ những tấm hình
Phương Linh post trên face book. Mới ngày nào Phương Linh nôn nao chờ tôi đến và tôi bồn chồn chuẩn bị cho cuộc hội ngộ thế mà chỉ còn ngày hôm nay nữa chị em chúng tôi sắp xa nhau.
Phương Linh sửa
soạn xong, ra vườn tìm chúng tôi. Tôi bảo nàng chụp cùng với tôi để làm kỷ niệm.
Sau đó tôi còn nài nàng rủ Trí đi bộ quanh xóm để chụp thêm vài tấm trước khi đi chơi. Chúng tôi bốn người thả bộ quanh xóm để chụp hình.
rồi lên đường sang Đức.
Đến Flensburg chúng tôi thong thả dạo phố, ghé siêu thị mua thức ăn,
rồi nhập cùng đám người ngồi dọc theo lề đường vừa ăn vừa nghe nhạc.
Phương Linh lấy làm thích thú vì những người chơi nhạc là những người nàng quen biết. Tôi cảm thấy thú vị khi thấy hai người ở hai nước khác nhau mà lại gặp nhau ở nơi phố này nhưng ngẫm lại từ chỗ Phương Linh ở đến thành phố Flenfurg này chỉ một tiếng lái xe.
Nhìn trời chiều, tôi đề nghị Trí ghé trạm xe lửa ở
Flensburg cho chúng tối xem giờ khởi hành
hãy ghé biển Đức. Phương Linh giận vì trông thấy tôi lo cho chuyện đi
sang Đức gặp Tường Vi chứ không có tỏ vẻ
lưu luyến thời gian ít ỏi bên nhau khi sắp rời Đan Mạch. Thấy Phương Linh giận
tôi tự trách là mình vô ý . Nhưng sự giận dỗi của Phương Linh làm tôi cảm động vì Phương Linh thật sự quý trọng thời gian vợ chồng tôi đến Aabenraa chứ không nghĩ là sự phiền toái hay phiền hà. Trí tế nhị giảng hòa, cho rằng chúng tôi nên ghé trạm xe lửa xem thời
gian xe khởi hành cho chắc chắn vì vé xe lửa chồng tôi mua từ Mỹ đã lâu. Thế là chúng tôi ghé trạm xe lửa Flensburg
rồi ra biển Wassersleben. Nước biển Wassersleben khá lạnh nên bãi biển chỉ lác
đác vài người đến. Chúng tôi co ra ngồi cạnh nhau ngắm những chiếc buồm trắng
xa xa. Bãi biển ở Đan Mạch hay Đức có một vẻ đẹp khác nhau nhưng đều đặc biệt với
những chiếc thuyền buồm màu trắng sang trọng.
Có lẽ Phương Linh đã biết điều đó nhưng muốn vợ chồng tôi đi thêm nhiều nước và biết thêm nhiều nơi. Những nơi nàng đã từng thưởng thức qua, nàng muốn chúng tôi cũng được hiện diện nơi đó. Ngồi trên bãi tâm tình một lúc chúng tôi chụp chung vài tấm hình làm kỷ niệm rồi ra về.
Trên đường về nhà, Phương Linh và Trí tỏ ra mãn nguyện vì đã dưa chúng tôi
đi thăm những nơi mà hai người trù liệu nhưng Trí còn tiếc rẻ là chưa đưa vợ chồng
thưởng thức món bánh đặc biệt của Hy Lạp. Phương Linh đề nghị trên Trí đưa vợ
chồng tôi đến quán ăn cũ nơi mà Trí từng làm chủ hơn mười năm trong lúc nàng ghé
siêu thị đối diện.
Y theo lời đề nghị của Phương Linh, chúng tôi ghé tiệm nhưng không thể vào tiệm ăn vì tiệm đóng cửa.
Người chủ mới nói với Trí là
anh ta không thể mở cửa vì hệ thống ống nước bị hư. Trí thở dài buồn bã nói “ Kinh tế giờ đã ế, có người đến ăn
mà tiệm lại không thể mở cửa!”
Về nhà chúng tôi vòi cơm vì lâu không ăn, đâm thèm và nhớ.
Phương Linh chiều theo và chúng tôi có một bữa cơm tối thật ngon. Tôi mê vị chua chua và mùi thơm đặc biệt của món canh táo. Cuối cùng thì tôi cũng đã nếm đủ những thứ rau quả của vùng Aabenraa.
Ăn cơm xong, chúng tôi thu xếp hành trang, gọi điện cho Tường Vi, để arlam rồi
ngủ sớm. Tối đó tôi trằn trọc vì những cảm giác buồn vui lẫn xúc động và
lo lắng. Tôi buồn vì biết mình khó có điều kiện để trở lại thăm Đan Mạch. Tôi vui
vì chuyến du lịch Đan Mạch thành công và ý nghĩa vượt hơn ao ước của tôi.
Tôi xúc động vì tôi không ngờ những người bạn chỉ quen biết qua Internet như Tường Vi và Phương Linh lại thương lo và chăm sóc cho tôi hết lòng. Và
tôi lo lắng vì ngày mai đi xe lửa sang Đức, tôi không biết mình có thể thực hiện
một hành trình đúng giờ để gặp Tường Vi như dự tính không? Nếu có sự chậm trễ một trong ba lần trung chuyển tàu thì
chúng tôi sẽ gặp rắc rối ngay bởi chúng tôi không chắc sim điện thoại mua từ Đan Mạch có thể liên lạc với Tường Vi ở Pháp
hay Đức trong lúc Tường Vi đang ở Pháp
phải lái xe sang Đức đón chúng tôi. Chồng tôi chập chờn một lúc tôi bật dậy,
anh muốn chuẩn bị những chiếc va li sẵn sàng dưới nhà,
để sáng dậy, vệ sinh
xong là xách giỏ đi ngay. Từ Đan Mạch đến ga Flensburg Đức khoảng nửa tiếng nhưng
chúng tôi thà đến ga sớm còn hơn muộn.
Ngày
5 tháng 9 năm 2014
Bốn
giờ rưỡi sáng, vợ chồng tôi xuống nhà đã thấy Trí và Phương Linh dậy từ lúc nào.
Phương Linh đưa cho tôi gió nhỏ gồm thức ăn sáng và nước cho chúng tôi cầm theo
đường. Tôi cảm động nhận giỏ thức ăn tình
nghĩa và cảm thấy rưng rưng. Món quà này nghĩa tình hơn cả xâu chuỗi hạt ngọc mà tối hôm trước nàng nói đó là vật kỷ niệm cho tình chị em của chúnng
tôi. Vì quá lo lắng chuyện chuyển tàu tôi đã không nghĩ đến thức ăn đi đường,
bấy giờ nhớ lại 7 giờ trên tàu lửa xuyên Đức, giỏ thức ăn này đối với tôi quả là
quý giá. Đúng năm giờ, chúng tôi bước
ra khỏi nhà là vào xe ngay vì khí trời khá lạnh. Lướt qua làn
sương mù, Phương Linh nói “Em quên đào khoai tây! Chắc hôm nay về phải đào lấy
củ chứ không khoai hư uổng!” Tôi ngạc nhiên: “Ủa Phương Linh có trồng khoai tây
nữa hả?” “ Dạ năm ngoái em đào lên nhiều khoai tây lắm chị. Năm nay em quên đào!” tôi hào hứng nói: “Thấy mấy chậu rau quế tươi
tốt của em là chị đã phục rồi, nay còn
nghe em trồng khoai tây nữa! Đâu em trồng khoai tây cách nào chỉ chị đi!” Trí
chen vào: “ Chị cứ lấy củ khoai tây cho có mầm, trụng vào nước sôi rồi cắm xuống
đất là năm sau có nhiều khoai tây ngay.” Tôi ngớ ra định đáp lại điều vô lý ấy
thì Trí nói tiếp: “Hồi xưa em hay nói kiểu như vầy mà tụi bạn tin mới khổ chớ!
Nghe kiểu vậy mà tin rồi nói người ta tửng tửng!”
Tôi bật cười thấm ý. Nhớ chuyện tiếu lâm “ Tui Khùng Chớ Tui Có Ngu Đâu! ", một trong nhiều câu chuyện tiếu lâm mà tôi kể cho Trí và Phương Linh nghe trong những ngày trước đó. Câu chuyện về một anh tài xế lái chiếc xe hơi lên dốc bỗng xe xẹp bánh nên anh tài xế phải tháo bánh xe xẹp ra sửa. Sửa xong ai dè mấy con ốc lăn hết xuống bờ sông bên cạnh nên anh không biết làm sao gắn bánh xe lại. Nhìn quanh anh thấy một người đàn ông từ bệnh viện tâm thần gần đó đi ra. Anh tài xế nghĩ bụng : "Người này từ bệnh viện tâm thần ra thì cũng vô dụng chứ không giúp mình được gì!" Người đàn ông mà anh nghĩ tâm thần, đi ngang bỗng dừng lại quan sát anh rồi nói: "Mất mấy con ốc không gắn bánh xe vào được phải không? Sao không mở ba con ốc của ba bánh xe kia rồi gắn vào bánh xe đó, Xong rồi lái xe qua cái dốc kia thì đến garage thay lại. Tui khùng chớ tui có ngu đâu mà không hỏi tui?" tôi tủm tỉm cười nói“ Giờ
sắp chia tay hai em, chị xin nói là chị có khùng thì khùng chút chút chớ không ngu đâu mà tin cái
phòng mà hai em nhường cho chị ở là phòng dành cho khách. Có ai khùng đến độ chọn
phòng trong hốc bếp ở trong khi giữ cái phòng lớn, giường to để chờ khách đến ở đâu mà nói phòng này không ai ở
chỉ dành khách? Chị vào phòng đó là linh tính ngay phòng của tụi em nhưng lỡ ở rồi
đành phải chịu . Giờ chị xin cảm ơn hai em hết lòng giúp chị thăm mộ thuyền trưởng
và vợ thuyền trưởng . Nếu không có hai em, vợ chồng chị không thể thực hiện chuyến đi dễ dàng. Chị không thể nào quên chuyến đi đầy tình nghĩa, này. Cảm ơn Trí phải nghỉ làm để đưa anh chị đi đây đó suốt mấy ngày nay. Anh chị
thật biết ơn gia đình hai em đối với anh chị quá tốt! Anh chị được thầy cô tặng quà và còn được Linh Phương , Liên Phương cho tá túc và còn tiếp đãi chu đáo nữa.”
Trí đánh
trống lãng: “Không có gì đâu chị ơi! Ý vợ em muốn sao thì em làm vậy thôi. Mà
anh chị cũng hay chứ thường thường người ta chỉ để ý đến ân nhân cứu giúp mình chứ
ít ai quan tâm đến thân nhân của vị ân nhâ lắm! Giúp được anh chị đến thăm bà
Ruth làm bà Ruth vui tụi em cũng vui theo.
Em nghĩ khi về Mỹ chị nên rửa hình gửi tặng bà một album làm kỷ niệm.”
Chồng tôi gật đầu tán thành đề nghị của Trí
trong khi tôi nói sẽ làm clip gửi vào youtube để ghi lại những ngày đáng nhớ trên
đất Đan Mạch. Phương Linh rủ tôi đưa các con tôi sang chơi vào dịp khác và tôi thì tha thiết mời Trí và Phương Linh đưa
cả nhà sang Hoa Thịnh Đốn chơi với chúng tôi. Xong Phương Linh còn rủ chúng tôi
đi chơi các nơi như Áo và Ý. Nói ra một hồi tôi
mới vỡ lẽ rằng Phương Linh đã không
dự đám cưới của người cháu ở Áo trong thời gian
chúng tôi đến Đan Mạch để dành thời gian đón đưa chúng tôi đi khắp mọi nơi trong những ngày
qua. Tôi tuởng đâu chuyện cái giường và căn phòng của khách sạn năm sao đã là một
bí mật khá kinh ngạc nay tôi lại rơi vào
một kinh ngạc khác. Bấy giờ tôi mới hiểu sao Phương Linh nói thương tôi như chị ruột và luôn nói em thương chị nhiều hơn chị
thương em. Và còn kèm theo nói câu mà những đứa trẻ hay thề thốt:” Đứa nào nói láo chết liền!"
Nếu mọi người nghe chuyện chúng tôi có lẽ nghĩ rằng chúng tôi có duyên phận và sự
gặp gỡ do mối liên hệ từ kiếp trước. Còn tôi, tôi không hiểu vì sao Phương Linh
thương tôi đến thế. Tôi chỉ biết rằng chúng tôi không bao giờ dứt những câu chuyện tếu và rất hạp khi đối đáp kiểu vô thưởng vô phạt lẫn vui vui. Hễ gặp mặt là nói và nói liên tục!
Và bây giờ, những cuộc đối thoại
không dứt của chúng tôi khiến cho đoạn đường
đến ga Flensburg như ngắn lại và
chúng tôi đến nơi lúc 5 giờ 45 sáng. Trí và Phương Linh nấn ná với tôi cho đến lúc chúng tôi được vào cổng mới chia
tay.
CHúng tôi lên tàu, yên vị trên ghế khoảng mười phút, tàu điện khởi hành ngay. Tôi rất mừng vì tàu chạy đúng giờ.
Trời còn sớm nên chúng tôi vẫn còn muốn ngủ nhưng cố gắng thức để đếm những trạm dừng cho biết khi nào chuẩn bị xuống tàu.
Do đã xem bản đồ trước, lại học thuộc tên các trạm nên khi gần đến trạm phải xuống, chúng tôi chuẩn bị hành lý sẵn sàng ngay. Đến Hamburg đúng giờ qui định, chúng tôi vội vã tìm tuyến tàu về Mannheim.
Vì khá quen với hệ thống tàu điện ngầm và xe lửa ở Mỹ nên chuyện đổi tàu ở Đức không là vấn đề khó khăn đối với chúng tôi. Tuy nhiên, tuyến đường tàu từ Mannheim về đến Kaiserslautern bị trễ 20 phút nên chúng tôi không thể đón đúng tàu mà chúng tôi đã mua vé từ Kaiserslautern về Saarbrücken.
Tôi lo lắng nói chồng tôi đáp ngay lên chuyến tàu đang dừng trước mặt và cho rằng chúng tôi có thể tiếp tục theo lộ trình tuyến tàu mà chúng tôi vừa bị hụt nhưng chồng tôi không chịu.
Trời còn sớm nên chúng tôi vẫn còn muốn ngủ nhưng cố gắng thức để đếm những trạm dừng cho biết khi nào chuẩn bị xuống tàu.
Do đã xem bản đồ trước, lại học thuộc tên các trạm nên khi gần đến trạm phải xuống, chúng tôi chuẩn bị hành lý sẵn sàng ngay. Đến Hamburg đúng giờ qui định, chúng tôi vội vã tìm tuyến tàu về Mannheim.
Vì khá quen với hệ thống tàu điện ngầm và xe lửa ở Mỹ nên chuyện đổi tàu ở Đức không là vấn đề khó khăn đối với chúng tôi. Tuy nhiên, tuyến đường tàu từ Mannheim về đến Kaiserslautern bị trễ 20 phút nên chúng tôi không thể đón đúng tàu mà chúng tôi đã mua vé từ Kaiserslautern về Saarbrücken.
Tôi lo lắng nói chồng tôi đáp ngay lên chuyến tàu đang dừng trước mặt và cho rằng chúng tôi có thể tiếp tục theo lộ trình tuyến tàu mà chúng tôi vừa bị hụt nhưng chồng tôi không chịu.
Anh nói là chưa chắc chuyến tàu này sẽ theo lộ trình của chuyến tàu mà chúng tôi vừa bị nhỡ và khuyên tôi nên vào phòng vé nhờ giải quyết . Đúng như anh nói, nhân viên phòng vé đang giải quyết cho những người trễ tàu, bằng lòng đổi vé cho chúng tôi đi chuyến tàu tốc hành. Khi cầm vé mới và theo hướng dẫn của nhân viên đi ngược lại hướng chiếc tàu mà chúng tôi vừa bị nhỡ, tôi thầm cảm ơn quyết định sáng suốt của chồng tôi. Nếu không, chúng tôi sẽ bị lạc ở một nơi nào đó và Tường Vi sẽ không biết chúng tôi ở đâu trong khi chờ dài cổ ở Saarbrücken.
Tường Vi đã biết chúng tôi tới Saarbrücken lúc 3 giờ chiều. Nếu không thấy chúng tôi, nàng đi tìm một lúc thì cũng không đến nỗi nào nếu chiếc tàu tốc hành này đến đúng 3giờ 20 phút như qui định.
Tôi thầm cầu nguyện cho tàu đừng bị tình trạng trễ như chuyến tàu trước vì số hành khách lên ở mỗi ga mỗi lúc mỗi đông. Từ kinh nghiệm của chuyến tàu trước, sự trễ nải do số lượng của hành khách từ mỗi trạm dừng. Do đi kèm chúng tôi có vé nhưng không có số ghế, phải ngồi dọc theo hành lang nơi hành khách qua lại. Rất nhiều người khác cùng tình trạng, ngồi nép vào nhau trên lối đi. Tất cả đều nôn nóng gọi cell phone liên tục. Vợ chồng tôi cũng bấm số điện thoại cầm tay gọi Tường Vi nhiều lần nhưng không được. Đúng như tôi lo ngại, trước khi lên đường, sim tôi mua ở Đan Mạch không hiệu lực khi du hành trên nước Đức. Vì không thể báo Tường vi biết chúng tôi bị trễ tàu và đang lấy chuyến tàu khác, chúng tôi chỉ còn biết phó thác vào sự may rủi.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteLy kỳ hào hứng và cảm động quá Cung Lan ơi!
ReplyDeleteRất xúc động chuyện ông thuyền trưởng cứu vớt tàu tị nạn năm xưa giờ đây chỉ còn lại một nấm mộ buồn.
Đúng là một chuyến Âu du với những chân tình và những kỷ niệm đẹp không thể nào quên.
Cám ơn Cung Lan
NPN
Ồ Cung Lan không ngờ Người Phương Nam có thì giờ ghé blog của Cung Lan. Cảm ơn lời nhận xét chân tình của NPN. Mến chúc NPN luôn an lành và như ý
Delete